HUYỆN ỦY HIỆP ĐỨC
BAN TUYÊN GIÁO
*
TÀI LIỆU HỎI ĐÁP
VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC
(phục vụ Cuộc thi "Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ huyện Hiệp Đức trên Internet"
do Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện phối hợp tổ chức)
-----
Câu 1:
Huyện Hiệp Đức được thành lập ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 25/02/1984
B: Ngày 25/02/1985
C: Ngày 25/02/1986
Đáp án C: Ngày 25/02/1986
Câu 2:
Chi bộ Đảng đầu tiên ở khu vực Hiệp Đức được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Do ai làm Bí thư?
A: Ngày 3/11/1941, thành lập chi bộ ghép Việt An - Hội Tường (mật danh là chi bộ Phúc Kiến) ở xã Bình Lâm, do đồng chí Nguyễn Huyến làm Bí thư.
B: Ngày 3/11/1942, thành lập chi bộ ghép Việt An - Hội Tường (mật danh là chi bộ An Tường) ở xã Bình Sơn do đồng chí Nguyễn Giao làm Bí thư.
C: Ngày 3/11/1943, thành lập chi bộ ghép Ngọc Sơn - Hội Tường (mật danh là chi bộ An Việt) ở xã Bình Lâm do đồng chí Võ Phụng làm Bí thư.
Đáp án A: Ngày 3/11/1941, thành lập chi bộ ghép Việt An - Hội Tường (mật danh là chi bộ Phúc Kiến) ở xã Bình Lâm do đồng chí Nguyễn Huyến làm Bí thư.
Câu 3:
Ý nghĩa của sự ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Hiệp Đức là gì?
A: Chi bộ ra đời quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945 ở khu vực Hiệp Đức.
B: Chi bộ ra đời chấm dứt một thời kỳ đen tối của phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
C: Đánh dấu một bước quan trọng về chuyển hướng hoạt động sang thời kỳ mới - chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Đáp án C: Đánh dấu một bước quan trọng về chuyển hướng hoạt động sang thời kỳ mới - chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 4:
Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, khu vực Hiệp Đức giành thắng lợi ở 4 tổng: Đông An, Đông Việt, An Mỹ và Việt An.
Tổng nào trong 04 tổng dưới đây giành chính quyền sớm nhất ở khu vực Hiệp Đức trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A: Tổng Đông An, ngày 17/8/1945
B: Tổng An Mỹ, ngày 17/8/1945
C: Tổng Việt An, ngày 17/8/1945
D: Tổng Đông Việt, ngày 17/8/1945
Đáp án B: Tổng An Mỹ, ngày 17/8/1945
Câu 5:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở khu vực Hiệp Đức giành thắng lợi nhanh chóng, chính quyền về tay nhân dân, nước nhà độc lập.
Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở khu vực Hiệp Đức là gì?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh bạo lực cách mạng.
C. Đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao.
Đáp án B: Đấu tranh bạo lực cách mạng.
Câu 6:
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hiệp Đức là vùng tự do và có rất nhiều cơ quan của Khu, tỉnh và nước bạn Lào về đứng chân hoạt động.
Đoàn biểu Quốc hội (khóa I) khu vực tỉnh Quảng Nam về đứng chân ở đâu trên địa bàn Hiệp Đức để hoạt động?
A: Tại làng Phước Sơn (Quế Bình), nay còn Di tích giếng nước Quốc hội.
B: Tại An Lâm (Thăng Phước), nay còn Di tích giếng nước Quốc hội.
C: Tại Nhứt Đông (Bình Lâm), nay còn Di tích giếng nước Quốc hội.
Đáp án C: Tại Nhứt Đông (Bình Lâm), nay còn Di tích giếng nước Quốc hội.
Câu 7:
Trong phong trào "Bình dân học vụ" từ cuối năm 1945 đến năm1947, ở khu vực Hiệp Đức có một lão nông đã 77 tuổi ngày đêm miệt mài học tập; đến khi biết đọc, biết viết, cụ đã viết thư cảm ơn Đảng, Bác Hồ và được Bác Hồ viết thư khen ngợi cụ.
Trong phong trào "Bình dân học vụ" từ cuối năm 1945 đến năm 1947, ở khu vực Hiệp Đức có một lão nông được Bác Hồ viết thư khen ngợi về tinh thần học tập. Cụ là ai? Ở đâu?
A: Cụ Nguyễn Mậu Hoán ở Phú Cốc (xã Quế Thọ)
B: Cụ Nguyễn Ban, xã An Tường (nay thuộc xã Bình Lâm)
C: Cụ Lê Ấm (Đốc Ấm), ở làng Phước Sơn (xã Quế Bình)
Đáp án B: Cụ Nguyễn Ban, xã An Tường (nay thuộc xã Bình Lâm)
Câu 8:
Tháng 10/1948, tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập huyện mới trên cơ sở sáp nhập tổng Cò Nhang, tổng Giang Rẫy thuộc Châu Trà My cùng với 06 xã người Kinh thuộc các huyện Quế Sơn (Liên Giang, Vinh Quang), Thăng Bình (Tráng Sơn, Phú Phước) và Tiên Phước (Song An, Phú Phong).
Tháng 10/1948, tỉnh Quảng Nam thành lập huyện mới trên cơ sở sáp nhập tổng Cò Nhang, tổng Giang Rẫy thuộc Châu Trà My cùng với 06 xã người Kinh thuộc các huyện Quế Sơn, Thăng Bình và Tiên Phước huyện này có tên gọi là gì?
A: Huyện Quế Sơn
B: Huyện Tiên Phước
C: Huyện Phước Sơn
Đáp án C: Huyện Phước Sơn
Câu 9:
Trong những năm 1946 - 1947, Huyện ủy Quế Sơn chủ trương giải thể Chi bộ tổng An Mỹ, thành lập các chi bộ xã Tân Lập, Trà Khê, An Xá; Huyện ủy Thăng Bình chủ trương giải thể Chi bộ ghép Việt An - Hội Tường, thành lập Chi bộ xã An Tường.
Những năm 1946-1947, các Huyện ủy Quế Sơn, Thăng Bình chủ trương giải thể và thành lập mới các chi bộ nhằm mục đích gì?
A: Phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ cơ sở vững mạnh.
B: Góp phần củng cố chính quyền, chuẩn bị kháng chiến
C: Ra sức vận động quần chúng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đáp án A: Phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ cơ sở vững mạnh.
Câu 10:
Năm 1947, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định thành lập Đoàn cán bộ xây dựng các xã miền Tây thuộc huyện Quế Sơn. Tại thôn An Toàn (xã Liên Giang), Đoàn đã mở lớp học cảm tình Đảng cho cán bộ của xã với 15 đồng chí tham gia. Kết thúc khóa học, Đoàn đã đề nghị Huyện ủy Quế Sơn chuẩn y kết nạp các đồng chí: Phạm Đình Quang, Phạm Đình Di, Lê Học, Võ Hùng, Trần Ngọc Châu, Dương Tấn Hoàng vào Đảng và thành lập Chi bộ lâm thời xã Vinh Quang với mật danh là Chi bộ Hoàng Văn Thụ, do đồng chí Phạm Đình Quang làm Bí thư. Đến ngày 06/01/1948, Chi bộ lâm thời Hoàng Văn Thụ được Huyện ủy Quế Sơn công nhận Chi bộ chính thức.
Năm 1947, Tỉnh ủy thành lập Đoàn cán bộ xây dựng các xã miền Tây huyện Quế Sơn nhằm mục đích gì?
A: Tổ chức xây dựng các xã Vinh Quang, Liên Giang vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thành lập huyện mới Phước Sơn.
B: Phát triển tổ chức Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống pháp
C: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của đảng viên ở vùng Tây Quế Sơn.
Đáp án A: Tổ chức xây dựng các xã Vinh Quang, Liên Giang vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thành lập huyện mới Phước Sơn.
Câu 11:
Tháng 02/1948, huyện Quế Sơn tổ chức hợp xã lần thứ hai, từ 25 xã cũ hợp lại còn 07 xã mới, lấy chữ "Quế" làm đầu. Trong đó, các xã thuộc khu vực Hiệp Đức gồm: Tân Lập, Trà Khê, An Xá được hợp thành một xã mới.
Tháng 02/1948, huyện Quế Sơn tổ chức hợp xã lần thứ hai, tại khu vực Hiệp Đức các xã: Tân Lập, Trà Khê, An Xá được hợp thành một xã, có tên gọi là gì?
A: Quế Thọ
B: Quế Tân
C: Quế Bình
Đáp án A: Quế Thọ
Câu 12:
Tháng 12/1950, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định nhập các xã Phước Giang, Phước Mỹ của huyện Phước Sơn vào huyện Quế Sơn và xã Phước Hà (của huyện Phước Sơn) nhập về huyện Thăng Bình. Các đồng chí Phạm Đình Thông, Nguyễn Ngãi (Nam), Phạm Gạo (ở xã Quế Bình), Lê Học (ở xã Quế Lưu), Lê Qua (ở xã Hiệp Thuận), Nguyễn Hữu Hoài (ở xã Bình Lâm), Lê Hề (ở xã Quế Thọ) lúc bấy giờ đang là cán bộ của các xã này được giữ lại để duy trì phong trào ở huyện Phước Sơn.
Năm 1950, Tỉnh ủy quyết định nhập các xã của huyện Phước Sơn vào huyện Quế Sơn và Thăng Bình để làm gì?
A: Tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện ủy Quế Sơn, Thăng Bình lãnh đạo bám sát địa bàn, tổ chức, vận động quần chúng kháng chiến.
B: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến, tăng cường xây dựng căn cứ địa cách mạng và tạo điều kiện cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển theo đặc điểm riêng.
C: Tạo điều kiện để cán bộ chủ chốt các xã trưởng thành mọi mặt, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.
Đáp án B: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến, tăng cường xây dựng căn cứ địa cách mạng và tạo điều kiện cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển theo đặc điểm riêng.
Câu 13:
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hiệp Đức là vùng tự do. Sau ngày 21/7/1954, địch chưa có bộ máy quản lý hành chính nên chúng tập trung lực lượng bảo an, mật vụ để thiết lập bộ máy thống trị độc tài, phản động. Lúc này bọn Quốc dân đảng bắt đầu hoạt động và tập trung đánh phá phong trào cách mạng. Địch ngày đêm lùng sục khắp xóm làng, bắt cán bộ, đảng viên phải xuất thú đầu hàng. Mở các đợt “tố cộng”, “diệt cộng” nên nhiều cán bộ, đảng viên của ta bị địch bắt, tra trấn dã man và bị thủ tiêu hàng loạt, nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị tổn thất. Nhưng nhờ có sự che chở, đùm bọc của nhân dân, sự lãnh đạo của tổ chức đảng bí mật, phong trào cách mạng khu vực Hiệp Đức vẫn ngấm ngầm hoạt động, duy trì các phong trào đấu tranh chống địch giành thắng lợi.
Cuộc khởi nghĩa vũ trang nào diễn ra đầu tiên ở khu vực Hiệp Đức? Diễn ra trong thời gian nào?
A: Khởi nghĩa vũ trang làng Ông Tía, ngày 12/3/1960
B: Khởi nghĩa vũ trang làng Ông Tía, ngày 13/3/1960
C: Tấn công giải phóng quận lỵ Hiệp Đức 13/3/1960.
Đáp án B: Khởi nghĩa vũ trang làng Ông Tía, ngày 13/3/1960
Câu 14:
Đúng 05 giờ sáng ngày 13/3/1960, tại làng Ông Tía, địch nghỉ gác, ra sân tập thể dục. Một tên vào bếp nói chuyện với dân làng. Một tên khác cầm khăn ra máng nước để rửa mặt. Khi tên này vừa cúi xuống thì lực lượng của ta nhanh như chớp tiêu diệt. Cả đội tự vệ xông vào tiêu diệt địch tại sân, trong nhà. Sau khi diệt tên địch tại máng nước, ta tiếp tục xông vào cơ quan, hỗ trợ 02 tự vệ tiêu diệt tên thượng sĩ và những tên còn lại.
Trận đánh nhanh gọn, bọn địch bị tiêu diệt ngay trong những phút đầu. Tự vệ thu 05 súng, một số đạn dược và quân trang, quân dụng. Nhân dân làng ông Tía đánh thanh la, thổi tù và mừng chiến thắng. Sau đó mọi người nổi lửa đốt cơ quan địch rồi kéo nhau chuyển làng vào rừng sâu. Một số tự vệ được phân công ở lại theo dõi sự phản ứng của địch để có biện pháp đối phó. Làng ông Tía từ đó trở thành làng chiến đấu. Đội tự vệ làng ông Tía trở thành niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Hiệp Đức.
Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa vũ trang làng ông Tía năm 1960?
A: Đây là thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta ở khu vực Hiệp Đức từ sau năm 1954, đã cổ vũ đồng bào các dân tộc tinh thần yêu nước, căm thù giặc, quyết bảo vệ bản làng.
B: Cuộc khởi nghĩa làng ông Tía thắng lợi là minh chứng tính đúng đắn Nghị quyết 15 của Trung ương về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang lớn trong nhân dân, củng cố lòng tin vào đường lối của Đảng và động viên tinh thần tiến công địch của cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh.
C: Cả hai đáp án trên.
Đáp án C: Cả 2 đáp án trên.
Câu 15:
Phong trào diệt ác, phá kìm của quân và dân khu vực Hiệp Đức những tháng đầu năm 1960 diễn ra sôi nổi và quyết liệt, chiến công nối tiếp chiến công, nhiều tên ác ôn, có nợ máu với nhân dân đã bị ta tiêu diệt. Tháng 9 năm 1960, các cứ điểm của địch ở khu vực Hiệp Đức cũng bị quân ta tiến công. Đội công tác vũ trang tuyên truyền huyện Quế Sơn và đội công tác vũ trang các xã: Sơn Bình, Sơn Tân, Sơn Hòa, Sơn Tây, Sơn Hiệp, Thăng Phước làm nhiệm vụ trinh sát dẫn đường cho bộ đội tìm nhập và phối hợp tiến công vào Chi khu quận lỵ Hiệp Đức và cơ quan hội đồng xã Sơn Bình. Bộ đội huyện Phước Sơn và du kích hai xã Phước Gia, Phước Trà có nhiệm vụ tổ chức đánh địch tại Trung tâm huấn luyện biệt kích Phước Sơn.
Cuộc tiến công của quân ta vào chi khu quận lỵ Hiệp Đức lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
A: Vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 18/9/1960.
B: Vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 19/9/1960.
C: Vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 20/9/1960,
Đáp án C: Vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 20/9/1960.
Câu 16:
Ở khu vực Hiệp Đức có cậu bé mới 13 tuổi đã bắn rơi máy bay Mỹ, được phong tặng danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ. Cậu là ai? Ở đâu?
A: Nguyễn Hữu Hoài, xã Bình Lâm
B: Trần Ngọc Hoàng, xã Quế Thọ.
C: Lê Văn Tạo, xã Bình Lâm
Đáp án C: Lê Văn Tạo, xã Bình Lâm
Câu 17:
Trong chiến dịch Xuân 1965, chiến thắng cứ điểm Cao Lao - Việt An là trận thắng mở đầu. Quân ta đã triển khai lực lượng tiêu diệt cứ điểm này. Tiểu đoàn 40, thuộc Trung đoàn bộ binh 1 - chủ lực Quân khu 5 đã phát lệnh tiến công. Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt, quân ta làm chủ trận địa, tiêu diệt 32 tên địch, thu 34 súng các loại. Trung đội 3 (đại đội V15, Thăng Bình) phối hợp với du kích 03 xã Bình Lâm, Bình Sơn và Thăng Phước tiến công vào ấp chiến lược làm tan rã bọn nghĩa quân, thanh niên chiến đấu và bộ máy xã, giải phóng hoàn toàn xã Bình Lâm. Có thể nói, việc ta đánh thắng địch tại cứ điểm án ngữ quan trọng, buộc địch phải tháo chạy nhiều nơi, đã tạo khí thế tiến công mạnh mẽ, góp phần mở rộng vùng giải phóng phía Tây huyện Thăng Bình, Tây huyện Quế Sơn và Tây - Nam huyện Tiên Phước.
Trong chiến dịch Xuân 1965, chiến thắng Cao Lao - Việt An diễn ra trong thời gian nào?
A: Đêm ngày 03 rạng ngày 04/02/1965
B: Đêm ngày 05 rạng ngày 06/02/1965
C: Đêm ngày 06 rạng ngày 07/02/1965
Đáp án C: Đêm ngày 06 rạng ngày 07/02/1965
Câu 18:
Thực hiện chủ trương của Quân khu 5 về mở đợt hoạt động đánh vào cơ quan đầu não của địch ở Chi khu quận lỵ Hiệp Đức. Đúng 0 giờ ngày 17/11/1965, Sư đoàn 2 bộ binh Quân khu 5 nổ súng tấn công địch ở Đồi Sơn và Trung tâm hành chính quận lỵ, tiêu diệt và làm tan rã 02 đại đội địa phương quân (bảo an), 08 trung đội dân vệ. Bộ đội huyện Quế Sơn và du kích các xã do đồng chí Cao Đình Trung chỉ huy đánh địch ở Đồi Xây dựng do chi cảnh sát ngụy đóng giữ, tiêu diệt 10 tên cảnh sát, giải thoát cho 20 cán bộ cách mạng bị địch bắt giam cầm, góp phần cùng với Sư đoàn 2 - Quân khu 5 làm chủ quận lỵ Hiệp Đức, giải phóng xã Sơn Hiệp (Quế Lưu) và các thôn An Toàn, Tân Thuận (Sơn Tân), thôn Bình An (Sơn Bình) và xã Thăng Phước thuộc huyện Thăng Bình.
Tháng 11/1965, quân ta tiến công đánh địch và giành chiến thắng quận lỵ Hiệp Đức. Chiến thắng lần này được xem là giải phóng quận lỵ Hiệp Đức lần thứ mấy?
A: Giải phóng quận lỵ lần thứ nhất.
B: Giải phóng quận lỵ lần thứ hai.
C: Giải phóng quận lỵ lần thứ ba
Đáp án B: Giải phóng quận lỵ lần thứ hai.
Câu 19:
Thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy 5, Tỉnh ủy Quảng Nam, quân và dân khu vực Hiệp Đức tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở quận lỵ Quế Sơn và Thăng Bình. Mặc dù ta có tổn thất và chưa đạt một số yêu cầu đề ra nhưng cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân - 1968 có ý nghĩa rất to lớn.
Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, trong đó có sự tham gia của quân và dân Hiệp Đức là gì?
A: Là thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn trên cả 3 mặt: quân sự, chính trị và ngoại giao, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược, đảo lộn và phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
B: Thể hiện sức mạnh quần chúng đấu tranh chính trị kết hợp quân sự của nhân dân khu vực Hiệp Đức lúc bấy giờ.
C: Tập hợp ý chí quần chúng cách mạng đi theo đường lối lãnh đạo của Đảng.
Đáp án A: Là thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn trên cả 3 mặt: quân sự, chính trị và ngoại giao, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược, đảo lộn và phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
Câu 20
Hiệp Đức có người là 01 trong “07 Dũng sỹ Điện Ngọc” được ghi danh trong bia di tích Giếng Nhà Nhì, hay còn gọi “Ao Dũng sỹ Điện Ngọc” tại Điện Bàn, Quảng Nam.
Một trong 07 Dũng sỹ Điện Ngọc là người Hiệp Đức, ông là ai? Ở đâu?
A: Đặng Công Tấn (Thật) ở xã Quế Bình
B: Trần Ngọc Hoàng ở xã Quế Thọ
C: Nguyễn Mậu Toán ở xã Hiệp Thuận
Đáp án A: Đặng Công Tấn (Thật) ở xã Quế Bình
Câu 21:
Trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng đấu tranh chính trị các xã khu vực Hiệp Đức tham gia kéo về quận lỵ Quế Sơn để đấu tranh với địch với số lượng tham gia rất đông đảo. Cánh phía Tây huyện Quế Sơn gồm lực lượng các xã: Sơn Hiệp, Sơn Bình, Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn An, Sơn Hòa, Sơn Tú, Sơn Thắng, do đồng chí Chung Châu Long - Phó Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban đấu tranh chính trị huyện trực tiếp chỉ huy; các bí thư, chủ tịch xã, cán bộ các ngành giới thiệu trực tiếp phục vụ tại chỗ.
Lực lượng Cánh Tây huyện Quế Sơn tham gia đấu tranh chính trị Xuân Mậu Thân 1968 bao nhiêu người? Do ai làm mũi trưởng (chỉ huy)?
A: Có 660 người, do đồng chí Trần Thị Tân - Huyện ủy viên làm mũi trưởng.
B: Có 560 người, do đồng chí Nguyễn Thị Lũy làm mũi trưởng.
C: Có 460 người, do đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Các - Huyện ủy viên làm mũi trưởng.
Đáp án A: Có 660 người, do đồng chí Trần Thị Tân - Huyện ủy viên làm mũi trưởng.
Câu 22:
Sau Xuân Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ phải điều chỉnh chủ trương “Phi Mỹ hoá chiến tranh” của Giôn-xơn thành “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam.
Ở khu vực Hiệp Đức, tháng 4/1969, địch huy động 01 trung đoàn quân ngụy gồm các loại lính cộng hoà, bảo an, dân vệ cùng với 02 tiểu đoàn quân Mỹ có máy bay, xe thiết giáp hỗ trợ đổ quân chiếm lại Chi khu quận lỵ Hiệp Đức, đưa bọn tay sai về thành lập bộ máy chính quyền cấp quận, xã, ấp. Các đơn vị thuộc Sư đoàn không vận số 1, thủy quân lục chiến Mỹ sẵn sàng đổ quân càn quét sâu vào vùng giải phóng để xúc dân vào các khu định cư quanh quận lỵ Hiệp Đức.
Trước tình hình đó, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp tổ chức chiến đấu tại chỗ, kịp thời đối phó, đánh bại âm mưu “bình định” của địch; bảo vệ an toàn và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân ở các vùng căn cứ; chặn đứng âm mưu địch đánh phá sâu vào hậu phương của ta, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu 5 quyết định thành lập huyện mới, lấy tên là huyện Quế Tiên, trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Huyện Quế Tiên được thành lập ngày/tháng/năm nào, do ai làm Bí thư?
A: Thành lập ngày 20/6/1969, do đồng chí Lê Quang Tập làm Bí thư.
B: Thành lập ngày 20/8/1969, do đồng chí Vũ Văn Quỳnh (Đoàn) làm Bí thư.
C: Thành lập ngày 20/7/1969, chỉ định đồng chí Lê Quang Tập làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Bá làm Phó Bí thư. Lúc này, đồng chí Lê Quang Tập bị ốm nặng không đến nhận nhiệm vụ được Tỉnh ủy quyết định chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Bá quyền Bí thư Huyện ủy.
Đáp án C: Thành lập ngày 20/7/1969, chỉ định đồng chí Lê Quang Tập làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Bá làm Phó Bí thư. Lúc này, đồng chí Lê Quang Tập bị ốm nặng không đến nhận nhiệm vụ được, Tỉnh ủy quyết định chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Bá quyền Bí thư Huyện ủy.
Câu 23:
Ngày 20/7/1969, lễ thành lập huyện Quế Tiên được tổ chức long trọng. Huyện Quế Tiên có 10 xã gồm: Sơn Hòa, Sơn An, Sơn Tân, Sơn Bình, Sơn Hiệp (thuộc huyện Quế Sơn), Bình Lâm, Thăng Phước (thuộc huyện Thăng Bình), Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (thuộc huyện Tiên Phước). Dân số khoảng 11.000 người. Toàn Đảng bộ có 150 đảng viên với 18 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy.
Để ổn định tổ chức, bảo đảm các ban, ngành, đoàn thể của huyện đi vào hoạt động, tỉnh đã điều động 13 cán bộ thuộc các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh và cán bộ của các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước về bổ sung các vị trí chủ chốt của huyện. Huyện khẩn trương điều động cán bộ ở các xã bố trí các vị trí còn lại nhằm đáp ứng kịp thời mọi hoạt động xây dựng, chiến đấu trước mắt.
Lễ công bố thành lập huyện Quế Tiên ngày 20/7/1969 được tổ chức ở đâu?
A: Tại thôn 10, xã Thăng Phước, huyện Thăng Bình.
B: Tại thôn 3, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước.
C: Tại thôn 3, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước.
Đáp án C: tại thôn 3, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước.
Câu 24:
Tháng 11/1969, Tỉnh ủy Quảng Nam tăng cường đồng chí Lê Quang Bửu (Hà Đông) - Tỉnh ủy viên về công tác tại huyện Quế Tiên và chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ nhất vào ngày 20/12/1969.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Tiên lần thứ I được tổ chức ở đâu?
A: Tại núi Vành Nong thôn 10, xã Thăng Phước.
B: Tại Thôn 3, xã Tiên Lãnh
C: Tại Thôn Tiên Hội, xã Tiên Hà
Đáp án A: Tại núi Vành Nong thôn 10, xã Thăng Phước.
Câu 25 :
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Tiên lần thứ I đã kiểm điểm đánh giá tình hình, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu nhiệm kỳ đến và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khoá I gồm 24 đồng chí. Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất, bầu Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 09 đồng chí, Bầu Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Tiên lần thứ I, đồng chí nào được bầu làm Bí thư Huyện ủy?
A: Đồng chí Nguyễn Văn Bá.
B: Đồng chí Lê Quang Bửu.
C: Đồng chí Nguyễn Văn Bình.
Đáp án B: Đồng chí Lê Quang Bửu
Câu 26:
Huyện ủy Quế Tiên đã tập trung cao cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức; xác định đây là khâu then chốt, có tính chất quyết định đến vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng. Cuộc vận động xây dựng chi bộ “4 tốt”, đảng viên “4 tốt” được tiến hành thường xuyên, gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chống “bình định” của địch. Các tổ chức Đảng tập trung nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng chi bộ xã, cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đầu năm 1971, Tỉnh ủy Quảng Nam điều động đồng chí Hà Đông - Bí thư Huyện ủy Quế Tiên đi nhận nhiệm vụ mới. Tăng cường một đồng chí Tỉnh ủy viên về làm Bí thư Huyện ủy. Đồng thời, bổ sung thêm một số cán bộ vào Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy và các ban, ngành, đoàn thể huyện, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, tiếp tục lãnh đạo, tổ chức cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ - ngụy.
Năm 1971, đồng chí nào được bầu làm Bí thư Huyện ủy Quế Tiên thay đồng chí Hà Đông?
A: Đồng chí Lê Quang Tập
B: Đồng chí Huỳnh Quang Toản (Chín Toản).
C: Đồng chí Võ Thành Năm.
Đáp án B: Đồng chí Huỳnh Quang Toản (Chín Toản)
Câu 27:
Năm 1972, trong khí thế hừng hực chuẩn bị nổi dậy của quân và dân huyện Quế Tiên, Đại đội 3, Tiểu đoàn 19, thuộc Trung đoàn 31, Sư 711 Quân khu 5, tập kích đánh chiếm cứ điểm Gò Chùa. Từ Gò Chùa, bộ đội ta dùng ĐKZ 75 và đại liên 12,7 mm bắn vào khống chế Đồi Sơn, uy hiếp Chi khu quận lỵ Hiệp Đức. Du kích các xã Sơn Bình, Sơn Tân, Sơn An, Thăng Phước phối hợp với bộ đội huyện Quế Tiên đánh vào các khu dồn quanh quận lỵ, đưa dân về quê cũ. Từ hướng Nam, bộ đội ta chốt ở dương Bời Lời bắn 03 quả bộc phá, phóng CS 20 kg và hoả lực mạnh vào Đồi Tranh (nơi đóng chi khu của địch), gây nhiều tiếng nổ và đám cháy lớn, trực tiếp uy hiếp Chi khu quận lỵ Hiệp Đức.
Trong tình thế tuyệt vọng, bị tấn công dồn dập từ nhiều phía, địch chia 02 cánh quân rút chạy khỏi Chi khu quận lỵ Hiệp Đức. Cánh quân rút chạy về phía Sông Trầu có 02 đại đội bảo an và quận trưởng Hiệp Đức. Cánh quân theo đường 16 gồm lính bảo an và nghĩa quân chạy về ngã ba Đồng Tranh. Trên đường tháo chạy, các cánh quân này bị bộ đội và du kích ta đánh tan tác, quan quân dẫm đạp lên nhau, tên quận trưởng đạp mìn chết tại chỗ. Hiệp Đức hoàn toàn giải phóng.
Hiệp Đức được hoàn toàn giải phóng vào ngày/tháng/năm nào?
A: Ngày 28/4/1972
B: Ngày 29/4/1972
C: Ngày 30/4/1972
Đáp án C: Ngày 30/4/1972.
Câu 28:
Cuối năm 1973, Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Khu 5 quyết định dời đại bản doanh từ căn cứ Nước Oa, ở Bắc Trà My xuống vùng Đông của huyện Phước Sơn nhằm chỉ đạo các địa phương giữ vững vùng giải phóng, chống địch thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, “lấn đất, giành dân”. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 02 năm nhưng căn cứ này có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi chính tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Khu 5 như: Đại hội lần thứ III của Đảng bộ Khu ủy, hội nghị bàn về chiến lược quân sự để đánh bại chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, “lấn đất, giành dân” sau Hiệp định Paris - 1973 của địch... Đặc biệt, là quyết định kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của Khu ủy; cùng với Buôn Ma Thuột - Tây Nguyên, Khu ủy 5 cũng chọn nơi nổ phát súng lệnh đầu tiên mở màn cuộc tổng tiến công ở khu vực.
Cuối năm 1973, Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Khu 5 quyết định dời đại bản doanh từ căn cứ Nước Oa, ở Bắc Trà My xuống xã nào thuộc vùng Đông của huyện Phước Sơn?
A: Thôn 3A, xã Phước Gia, huyện Phước Sơn
B: Thôn 3A, xã Phước Trà, huyện Phước Sơn
C: Thôn 3B, xã Phước Trà, huyện Phước Sơn
Đáp án B: Thôn 3A, xã Phước Trà, huyện Phước Sơn
Câu 29:
Bước sang năm 1974, huyện Quế Tiên cùng với huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi và huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định được Khu ủy 5 xác định là địa bàn bàn đạp quan trọng để tiến công xuống đồng bằng Khu 5.
Để tiếp tục lãnh đạo quân và dân toàn huyện làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, ngày 20/5/1974, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Tiên lần thứ II được tổ chức. Đại hội đã tổng kết đánh giá tình hình lãnh đạo của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ đến. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 18 đồng chí. Bầu Ban Thường vụ gồm 04 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Bá được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Hồng Kim làm Phó Bí thư Huyện ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Tiên lần thứ II được tổ chức thời gian nào? Ở đâu?
A: Ngày 20/5/1974, tại thôn 5, xã Thăng Phước
B: Ngày 21/5/1974, tại thôn 4 xã Tiên Cẩm
C: Ngày 22/5/1974, tại thôn 3 xã Tiên Hà
Đáp án A: Ngày 20/5/1974, tại thôn 5, xã Thăng Phước
Câu 30:
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Quế Tiên đã tích cực tham gia các chiến dịch giải phóng Tam Kỳ (24/3/1975), Thăng Bình (25/3/1975), Quế Sơn (26/3/1975)... Chiến sĩ của huyện đội Quế Tiên đã phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 5 và bộ đội địa phương các huyện bạn đánh tiêu diệt nhiều đơn vị địch. Nhân dân Quế Tiên thi đua gùi, cõng vũ khí, lương thực, phục vụ chiến đấu. Các chiến sĩ an ninh huyện tham gia giúp các huyện bạn ổn định tình hình an ninh trật tự ngay sau khi được giải phóng.
Ngày 29/3/1975, Đà Nẵng được giải phóng. Ngày 30/4/1975, Sài Gòn được giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Để nhanh chóng ổn định về mặt hành chính, thực hiện chủ trương của Khu ủy 5 về sáp nhập một số huyện, thị, xã, phường; Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo giải thể huyện Quế Tiên.
Huyện Quế Tiên được giải thể vào thời gian nào?
A: Tháng 4/1975
B: Tháng 5/1975
C: Tháng 6/1975
Đáp án B: Tháng 5/1975.
Câu 31:
Ngày 30/5/1975, huyện Quế Tiên giải thể, các xã thuộc huyện Quế Tiên được bàn giao về lại các huyện Quế Sơn, Thăng Bình và Tiên Phước.
Sau khi giải thể huyện Quế Tiên, huyện Quế Sơn sáp nhập các xã Sơn Hòa, Sơn An thành xã nào?
A: Quế Thọ
B: Quế Tân
C: Quế Lưu
Đáp án A: Quế Thọ
Câu 32 :
Ngày 30/5/1975, huyện Quế Tiên giải thể, các xã thuộc huyện Quế Tiên được bàn giao về lại các huyện Quế Sơn, Thăng Bình và Tiên Phước. Huyện Thăng Bình tiếp nhận xã Bình Lâm và xã Thăng Phước.
Sau khi giải thể huyện Quế Tiên,huyện Quế Sơn sáp nhập các xã Sơn Bình, Sơn Tân, Sơn Hiệp thành xã nào?
A: Xã Quế Lưu
B: Xã Quế Tân
C: Xã Quế Bình
Đáp án B: Xã Quế Tân
Câu 33:
Đầu năm 1976, cử tri các xã khu vực Hiệp Đức nô nức đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã và đạt kết quả tốt đẹp. Trên cơ sở kết quả bầu cử, Hội đồng nhân dân các xã họp phiên đầu tiên, bầu ra Ủy ban nhân dân.
Sau ngày đất nước thống nhất, ở khu vực Hiệp Đức, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp lần đầu tiên diễn ra vào ngày/tháng/năm nào?
A: Ngày 14/02/1976
B: Ngày 15/02/1976
C: Ngày 17/02/1976
Đáp án B: Ngày 15/02/1976
Câu 34:
Sau bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở khu vực Hiệp Đức thành công, 100% cử tri các xã khu vực Hiệp Đức đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đã bầu đúng, bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội được phân về khu vực.
Thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn đã phản ánh ý chí thống nhất đất nước và tinh thần giác ngộ cách mạng của nhân dân các xã khu vực Hiệp Đức; thể hiện rõ nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong vùng về lòng yêu nước và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục khẳng định nhân dân Hiệp Đức dù đã sống nhiều năm dưới ách kìm kẹp của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai nhưng vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức rõ con đường tất yếu của lịch sử là Tổ quốc phải thống nhất, cả nước phải đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Sau ngày đất nước thống nhất, cử tri ở khu vực Hiệp Đức đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên diễn ra vào ngày/tháng/năm nào?
A: Ngày 23/4/1976
B: Ngày 24/4/1976
C: Ngày 25/4/1976
Đáp án C: Ngày 25/4/1976
Câu 35:
Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 06/10/1976 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, Đảng bộ các huyện Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn đã lãnh đạo tổ chức thành công đại hội ở cấp huyện; đồng thời, phát động phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Cũng trong thời gian này, chi, đảng bộ các xã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1976-1978, bầu ban chấp hành chi, đảng bộ đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đủ năng lực để làm tốt vai trò lãnh đạo ở địa phương trong thời kỳ mới. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ đến.
Những nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của các chi, đảng bộ khu vực Hiệp Đức nhiệm kỳ 1976-1978 đề ra là gì?
A: Ổn định đời sống nhân dân, giải quyết nạn đói cơm, lạt muối, chăm lo học hành, chữa bệnh, đi lại cho nhân dân trong xã; tập trung xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể;
B: Củng cố, xây dựng dân quân du kích và công an xã, xây dựng thôn vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh.
C: Tất cả đáp án trên.
Đáp án C: Tất cả đáp án trên
Câu 36:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong những năm 1976-1978, cán bộ, đảng viên và nhân dân các xã khu vực Hiệp Đức đã không ngừng nỗ lực, nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực cánh sinh, ra sức phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Các xã Quế Thọ, Quế Tân thành lập đội thanh niên xung kích tham gia cùng với huyện Quế Sơn khai hoang khu vực Nà Lau, Đồng Làng (thuộc xã Hiệp Hòa), tổ chức đưa dân đi kinh tế mới. Các xã Bình Lâm, Thăng Phước tập trung làm thủy lợi nhỏ, nạo vét kênh mương dẫn nước vào ruộng. Xã Phước Gia, Phước Trà đẩy mạnh trồng cây màu, nhất là cây sắn để chống đói cho đồng bào.
Những phong trào được phát động và phát triển mạnh nhất trong các năm 1976-1978 tại khu vực Hiệp Đức là gì?
A: Đẩy mạnh khai hoang, phục hoá, rà phá bom mìn, mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực, phát triển thủy lợi; từng bước thực hiện thâm canh tăng năng suất.
B: Phong trào làm phân xanh, phong trào bẫy đèn bắt bướm trừ sâu, phong trào diệt chuột cũng phát triển mạnh khắp thôn, tổ, xóm.
C: Tất cả đáp án trên.
Đáp án C: Tất cả đáp án trên
Câu 37:
Trong những năm từ 1978 đến năm 1989, lớp lớp thanh niên Hiệp Đức lên đường Bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Từ 1978 đến năm 1989, Hiệp Đức có bao nhiêu thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế?
A: Hơn 360 thanh niên
B: Hơn 370 thanh niên
C: Hơn 380 thanh niên
Đáp B: Hơn 370 thanh niên
Câu 38:
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 09/01/1979 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng về đại hội đảng bộ 3 cấp (cấp tỉnh, huyện và cơ sở), dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn, Thăng Bình và Phước Sơn, chi, đảng bộ các xã thuộc khu vực Hiệp Đức đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ (1979 - 1981) nhằm đánh giá, kiểm điểm vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và tình hình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội của nhiệm kỳ trước; đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ đến; bầu Ban Chấp hành khoá mới và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ huyện.
Đại hội chi, đảng bộ các xã khu vực Hiệp Đức nhiệm kỳ 1979-1981 đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nào?
A: Tập trung thiết lập quan hệ sản xuất mới, phát triển sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi và phát triển kinh tế vườn. Chăm lo nhiều hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt chính sách thương binh xã hội.
B: Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức; củng cố bộ máy chính quyền, Mặt trận và đoàn thể vững mạnh.
C: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án C: Tất cả các đáp án trên.
Câu 39:
Sau Đại hội nhiệm kỳ 1979-1981, các chi ủy, đảng ủy tập trung củng cố đội ngũ cán bộ chủ chốt và bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội. Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng về phát triển nông nghiệp, Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25/02/1978 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng về cải tạo nông nghiệp và hợp tác hóa trên địa bàn toàn tỉnh; dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn và Thăng Bình, các xã Quế Thọ, Quế Tân, Bình Lâm, Thăng Phước đã thành lập Ban Vận động thành lập hợp tác xã nông nghiệp, đưa 99,9% số hộ nông dân với hơn 90% diện tích đất nông nghiệp vào sản xuất trong 12 hợp tác xã nông nghiệp (Bình Lâm: 02 hợp tác xã, Quế Thọ: 04 hợp tác xã, Thăng Phước: 02 hợp tác xã, Quế Tân: 04 hợp tác xã).
Các xã ở khu vực Hiệp Đức hoàn thành cơ bản việc xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp vào năm nào?
A: Đến cuối năm 1978
B: Đến cuối năm 1979
C: Đến cuối năm 1980
Đáp án B: Đến cuối năm 1979
Câu 40:
Thực hiện Chỉ thị số 83-CT/TW, ngày 26/11/1979 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về phát thẻ đảng viên, các chi, đảng bộ xã đã tổ chức trọng thể Lễ phát thẻ đảng viên theo hai đợt. Đợt 2, tổ chức phát thẻ vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1980) cho số đảng viên còn lại. Đảng viên nhận thẻ rất vinh dự, hiểu rõ trách nhiệm, không ngừng học tập rèn luyện, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng giao.
Lễ phát thẻ đảng viên đợt đầu tiên tại khu vực Hiệp Đức được tổ chức thời gian nào?
A: Ngày 22/12/1979
B: Ngày 03/02/1980
C: Ngày 30/4/1980
Đáp án B: Ngày 03/02/1980
Câu 41:
Đến cuối năm 1980, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Hiệp Đức tổ chức đại hội xã viên nhiệm kỳ 1981-1985. Đại hội tập trung tổng kết tình hình sau 02 năm xây dựng hợp tác xã và đề ra phương hướng, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh giai đoạn mới, bầu Ban quản trị mới. Sau Đại hội xã viên, cấp ủy, chính quyền các xã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp kết hợp tổng kết 02 năm xây dựng hợp tác xã với tổ chức cho đội ngũ cán bộ từ Ban quản trị đến các bộ phận chuyên môn, đội trưởng, đội phó sản xuất và xã viên học tập, quán triệt về phát huy quyền làm chủ tập thể của xã viên. Kết quả cho thấy sức sản xuất phát triển, đời sống của xã viên được nâng lên, thực hiện nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước đạt và vượt chi tiêu huyện giao; vốn tích luỹ của hợp tác xã tăng khá.
Đến cuối năm 1980, các xã khu vực Hiệp Đức có bao nhiêu Hợp tác xã nông nghiệp?
A: 11 hợp tác xã
B: 12 hợp tác xã
C: 13 hợp tác xã
Đáp án B: 12 hợp tác xã
Câu 42:
Từ sau Đại hội xã viên hợp tác xã, rất ít hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, điều này dẫn đến đời sống của xã viên hết sức khó khăn. Vì vậy, đến cuối năm 1980, một bộ phận nông dân đã không còn gắn bó với hợp tác xã.
Tình hình này cũng là thực trạng chung của các hợp tác xã trong toàn tỉnh và cả nước. Nhận thấy những hạn chế đó, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Thực hiện chủ trương trên, 12 hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực Hiệp Đức đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng giảm mạnh bộ phận gián tiếp; bố trí sản xuất hợp lý; kết hợp hài hòa ba lợi ích; quan tâm nhiều hơn đến lợi ích chính đáng của người lao động, làm cho mọi người thật sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng. Các hợp tác xã đã hoàn chỉnh chế độ “ba khoán”.
Năm 1981, các hợp tác xã nông nghiệp khu vực Hiệp Đức đã thực hiện chế độ khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp theo Chỉ thị nào dưới đây?
A: Chỉ thị số 10-CT/TW
B: Chỉ thị số 100-CT/TW
C: Chỉ thị số 81- CT/TW
Đáp án B: Chỉ thị số 100-CT/TW
Câu 43:
Thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều hành, quản lý, theo đề xuất của Hội đồng nhân dân xã Quế Tân và Hội đồng nhân dân huyện Quế Sơn, ngày 23/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-HĐBT thống nhất chia xã Quế Tân thành 03 đơn vị hành chính mới. Sau khi công bố quyết định chia tách, các xã đã tiến hành củng cố bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và đi vào hoạt động.
Năm 1981, xã Quế Tân chia thành 03 đơn vị hành chính có tên là gì?
A: Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Quế Bình
B: Quế Bình, Hiệp Thuận, Quế Lưu
C: Quế Lưu, Quế Bình, Quế Tân.
Đáp án C: Quế Lưu, Quế Bình, Quế Tân
Câu 44:
Là vùng đất có nhiều tiềm năng, song do địa hình phức tạp, xa trung tâm hành chính các huyện, giao thông đi lại cách trở, nên sau 10 năm khắc phục hậu quả chiến tranh (1975 - 1985), tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân các xã thuộc khu vực Hiệp Đức vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện cho khu vực Hiệp Đức phát triển nhanh và bền vững, thể theo nguyện vọng của nhân dân, ngày 31/12/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định thành lập huyện Hiệp Đức trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Huyện Hiệp Đức được thành lập trên cơ sở tách các xã thuộc huyện nào dưới đây?
A: Quế Sơn, Tiên Phước, Phước Sơn
B: Thăng Bình, Phước Sơn, Tiên Phước
C: Quế Sơn, Thăng Bình, Phước Sơn
Đáp án C: Quế Sơn, Thăng Bình, Phước Sơn
Câu 45:
Sáng ngày 25/02/1986, Lễ công bố quyết định thành lập huyện Hiệp Đức được tiến hành.
Tại thời điểm tháng 02/1986, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu xã?
A: 7 xã
B: 8 xã
C: 9 xã
Đáp án B: 8 xã
Câu 46 :
Sáng ngày 25/02/1986, Lễ công bố quyết định thành lập huyện Hiệp Đức được tiến hành. Sau đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam công bố thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời huyện Hiệp Đức.
Năm 1986, thành lập Đảng bộ lâm thời huyện Hiệp Đức có bao nhiêu tổ chức cơ sở đảng và đảng viên?
A: 09 tổ chức cơ sở đảng, 466 đảng viên.
B: 10 tổ chức cơ sở đảng, 477 đảng viên
C: 11 tổ chức cơ sở đảng, 477 đảng viên
Đáp án A: 09 tổ chức cơ sở đảng, 466 đảng viên
Câu 47 :
Theo quyết định của Tỉnh ủy, tại thời điểm thành lập Đảng bộ lâm thời năm 1986, đã chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Đức lâm thời có 19 ủy viên, gồm các đồng chí: Hồ Hoa, Nguyễn Văn Nam, Phạm Ngọc Kháng, Nguyễn Văn Hoa, Lê Văn Thọ, Trần Hữu Xuân, Phạm Văn Lâm, Nguyễn Phương Tân, Thái Văn Lữ, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Vân Tá, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Thị Tiến, Võ Sỹ Dõng, Ngô Ngọc Sử, Hồ Văn Ngọc, Phan Xuân Quang và Nguyễn Văn Long; Ban Thường vụ Huyện ủy 05 đồng chí gồm: Hồ Hoa, Nguyễn Văn Nam, Phạm Ngọc Kháng, Nguyễn Văn Hoa, Lê Văn Thọ.
Năm 1986, tại thời điểm thành lập Đảng bộ huyện, đồng chí nào làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí nào làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Đức?
A: Đồng chí Nguyễn Văn Nam làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Hồ Hoa làm chủ tịch UBND huyện.
B: Đồng chí Hồ Hoa làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Văn Hoa làm Chủ tịch UBND huyện.
C: Đồng chí Hồ Hoa làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nam làm Chủ tịch huyện.
Đáp án C: Đồng chí Hồ Hoa làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nam Chủ tịch UBND huyện.
Câu 48:
Đầu năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành Quyết định chia xã Thăng Phước ra thành 02 đơn vị hành chính cấp xã là Thăng Phước và Bình Sơn; chia xã Quế Thọ thành 02 đơn vị hành chính cấp xã là xã Quế Thọ và thị trấn Tân An thuộc huyện Hiệp Đức.
Huyện Hiệp Đức tổ chức công bố quyết định thành lập thị trấn Tân An thời gian nào?
A: Ngày 28/02/1986
B: Ngày 18/3/1986
C: Ngày 30/4/1986
Đáp án C: Ngày 30/4/1986
Câu 49:
Thực hiện Chỉ thị số 80-CT/TW, ngày 11/3/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (khóa XIII) về đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng tổ chức đại hội cấp cơ sở và tập trung chuẩn bị các điều kiện để tổ chức đại hội ở cấp huyện.
Sau thời gian chuẩn bị các điều kiện, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ I (nhiệm kỳ 1986 - 1988) được tổ chức. Dự Đại hội có 152 đại biểu chính thức đại diện 466 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện. Đại hội tập trung đánh giá thực trạng tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong công tác lãnh đạo, đề ra nghị quyết nhiệm kỳ 1986 - 1988; thông qua tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI; góp ý Điều lệ Đảng sửa đổi, bổ sung; Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIV.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ I (nhiệm kỳ 1986 - 1988) diễn ra vào thời gian nào?
A: Từ ngày 13 -17/9/1986
B: Từ ngày 14 -18/9/1986
C: Từ ngày 15 -19/9/1986
Đáp án C: Từ ngày 15 -19/9/1986
Câu 50:
Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ I (nhiệm kỳ 1986 - 1988) nhấn mạnh: Phải thực hiện sự đổi mới quan niệm và tư duy, đổi mới trong công tác lựa chọn, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo của các cơ sở Đảng, tăng cường công tác phát triển đảng viên, phấn đấu trong nhiệm kỳ kết nạp từ 150 đến 200 đảng viên.
Năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ I (nhiệm kỳ 1986 - 1988) nêu quan điểm về công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới là gì?
A: Tiếp tục soát xét và đưa ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa, biến chất, làm trong sạch nội bộ Đảng;
B: Tạo ra niềm tin và nâng cao uy tín của Đảng trong quần chúng.
C: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận rõ khuyết điểm để có biện pháp khắc phục, làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đáp án C: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận rõ khuyết điểm để có biện pháp khắc phục, làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Câu 51:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ I đã bầu 35 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I (nhiệm kỳ 1986 - 1988) và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XIV. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu ra Ban Thường vụ Huyện ủy 09 đồng chí. Đồng chí Lê Quốc Khánh được bầu làm Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Xuân Hạnh, Nguyễn Văn Nam được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ I (nhiệm kỳ 1986-1988) đã bầu bao nhiêu Ủy viên Ban Chấp hành chính thức? Bao nhiêu Ủy viên Ban Chấp hành dự khuyết?
A: 27 Ủy viên chính thức, 08 ủy viên dự khuyết
B: 28 Ủy viên chính thức, 07 ủy viên dự khuyết
C: 29 ủy viên chính thức, 06 ủy viên dự khuyết
Đáp án C: 29 ủy viên chính thức, 06 ủy viên dự khuyết
Câu 52 :
Trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm từ việc chỉ đạo thực hiện và kết quả nghiên cứu cải tiến khoán sản phẩm nông nghiệp theo Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư, ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành Nghị quyết về “
Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”; Nghị quyết đã đề ra các quan điểm cơ bản của đổi mới công tác quản lý nông nghiệp ở nước ta, thể hiện rõ sự đổi mới tư duy lý luận quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đối với Tỉnh ủy Quảng Nam, đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 28/7/1988; đối với Huyện ủy Hiệp Đức đã cụ thể hóa bằng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết để triển khai thực hiện. Kết quả đã tạo ra được không khí thi đua sản xuất trong toàn dân, hạn chế được tình trạng xã viên trả đất cho hợp tác xã. Nông dân thật sự gắn bó với đồng ruộng và sử dụng ruộng dất hiệu quả cao hơn.
Nghị quyết nào của Bộ Chính trị (khóa VI) đã có tác động lớn đến công tác quản lý nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức năm 1988?
A: Nghị quyết số 9-NQ/TW
B: Nghị quyết số 10-NQ/TW
C: Nghị quyết số 100-NQ/TW
Đáp án B: Nghị quyết số 10-NQ/TW
Câu 53:
Đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, năm 1987 Ban Thường vụ Huyện ủy có Nghị quyết chuyên đề về
xây dựng 02 xã giai đoạn 1987 - 1990. Trong mục tiêu đặt ra đối với 02 xã này, Nghị quyết nhấn mạnh: Giữ vững và từng bước ổn định tình hình đời sống của nhân dân 02 xã bằng khả năng tự trang trải về lương thực, thực phẩm được sản xuất trên địa bàn từng xã; phấn đấu không để cứu đói, tiến đến có nông sản bán cho Nhà nước theo giá thỏa thuận. Xóa bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu, thực hiện từng bước việc sắp xếp lại đời sống gia đình, xây dựng thói quen ăn ở và nuôi dạy con một cách khoa học, cải thiện dần văn hóa nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuẩn bị dần một số tiền đề cần thiết đẩy mạnh công tác định canh - định cư, khai thác tiềm năng lao động và đất rừng vào sự nghiệp phát triển xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.
Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Huyện ủy năm 1987 về xây dựng 2 xã miền núi giai đoạn 1987-1990 đó là 02 xã nào?
A: Xã Sông Trà và Phước Gia
B: Xã Phước Trà và Sông Trà
C: Xã Phước Gia và Phước Trà
Đáp án C: Xã Phước Gia và Phước Trà
Câu 54:
Sau 02 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Huyện ủy năm 1987 về xây dựng 2 xã miền núi giai đoạn 1987-1990 đã tác động đến 02 xã Phước Gia, Phước Trà như thế nào?
A: Xã Phước Gia, Phước Trà đã ổn định định canh - định cư được một số thôn; kinh tế hộ được khuyến khích phát triển; cơ cấu đầu tư cho 02 xã được huyện quan tâm tập trung nên sản xuất ngày một phát triển.
B: Bà con dân tộc biết thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đón 02 hộ dân với 07 nhân khẩu lên Phước Trà xây dựng kinh tế mới; quy hoạch, sắp xếp hàng chục hộ dân ổn định định canh - định cư; các phong tục, tập quán lạc hậu được xóa bỏ dần...
C: Tất cả các đáp án trên
Đáp án C: Tất cả các đáp án trên
Câu 55 :
Về xây dựng chính quyền, năm 1987, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII trên địa bàn huyện và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã thị trấn với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,8%; riêng xã Bình Lâm, Phước Trà đạt 100%. Kết quả, cử tri bầu được 03 đại biểu vào Quốc hội khóa VIII; bầu 45 đại biểu vào Hội đồng nhân dân huyện và 247 đại biểu vào Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân huyện khóa I (1987 - 1989) đã bầu ra Ủy ban nhân dân gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Nam - Phó Bí thư Huyện ủy được bầu vào chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, đồng chí Nguyễn Văn Hoa - Huyện ủy viên và Thái Văn Lữ - Huyện ủy viên được bầu vào chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn ở Hiệp Đức diễn ra vào thời gian nào?
A: Ngày 17/4/1987
B: Ngày 18/4/1987
C: Ngày 19/4/1987
Đáp án C: Ngày 19/4/1987
Câu 56:
Năm 1988, Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể huyện đã nỗ lực tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, động viên nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, đáng chú ý là sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân đối với phong trào mua công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát động. Mặc dù đời sống còn không ít khó khăn nhưng với tinh thần xây dựng Tổ quốc, trong 06 tháng đầu năm 1988, qua 02 đợt phát động, nhân dân toàn huyện mua được 17,76 triệu đồng công trái, đạt 119% chỉ tiêu tỉnh giao, bình quân 565 đồng/người. Có 06 xã mua vượt kế hoạch là Bình Lâm, Quế Tân, Phước Trà, Thăng Phước, Quế Thọ và Phước Gia. Hiệp Đức là huyện hoàn thành chỉ tiêu mua công trái sớm nhất của tỉnh.
Thực hiện phong trào mua công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát động năm 1988, xã nào của huyện Hiệp Đức mua vượt chỉ tiêu cao nhất và hoàn thành sớm nhất?
A: Xã Bình Lâm.
B: Xã Quế Thọ.
C: Xã Thăng Phước.
Đáp án A: Xã Bình Lâm
Câu 57:
Năm 1987, hưởng ứng “
Những việc cần làm ngay” do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng, Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 18/8/1987.
Để hưởng ứng “Những việc cần làm ngay” do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng, những biện pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 18/8/1987 của Ban Thường vụ Huyên ủy Hiệp Đức là gì?
A: Tập trung có trọng điểm vào những vụ việc có tính tác hại lớn; giải quyết những cán bộ, đảng viên vi phạm tiêu cực với phương châm: cấp trên trước, cấp dưới sau, trong Đảng có chức, có quyền và đảng viên trước, quần chúng sau.
B: Giải quyết đến đâu trả lời đến đó để đảng viên và nhân dân biết, tránh mọi nghi ngờ, thắc mắc tiếp diễn…
C: Tất cả đáp án trên.
Đáp án C: Tất cả đáp án trên
Câu 58 :
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng về chỉ đạo Đại hội chi, đảng bộ cơ sở và đảng bộ cấp huyện, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ II (nhiệm kỳ 1989 - 1990) họp tại Hội trường Nhà văn hóa huyện.
Đánh giá tình hình Hiệp Đức sau 02 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I, Đại hội khẳng định: Trong điều kiện gặp phải không ít khó khăn do tình hình quốc tế và trong nước biến động, thời tiết diễn biến thất thường, giá cả bấp bênh, sản xuất hàng hóa chưa hình thành, cơ sở hạ tầng còn yếu kém... song dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, với tinh thần đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nên đã đạt được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ II (nhiệm kỳ 1989 - 1990) diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
A: Từ ngày 26-28/12/1988
B: Từ ngày 27-29/12/1988
C: Từ ngày 30-31/12/1988
Đáp án C: Từ ngày 30- 31/12/1988
Câu 59 :
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ II (nhiệm kỳ 1989 - 1990) khẳng định: Nâng cao năng lực lãnh đạo và phẩm chất cách mạng của đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng là nhiệm vụ có tính cấp bách của toàn Đảng bộ. Tăng cường sinh hoạt chi, đảng bộ; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình để xây dựng tập thể đảng viên trưởng thành về năng lực công tác, nâng cao phẩm chất cách mạng và tinh thần phục vụ nhân dân, gần gũi nhân dân, nêu gương sáng cho quần chúng noi theo.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ II (nhiệm kỳ 1989 - 1990) đã đề ra những giải pháp chủ yếu nào để thực hiện công tác xây dựng Đảng?
A: Tập trung kiện toàn cấp ủy cơ sở Đảng yếu kém, giải quyết hết các vụ tồn đọng trong đảng viên có ảnh hưởng xấu đối với quần chúng.
B: Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa, biến chất và năng lực quá yếu.
C: Cả 2 giải pháp nêu trên.
Đáp án C: Cả 2 giải pháp nêu trên.
Câu 60:
Ngày 19/11/1989, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo thành công Cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) nhiệm kỳ 1989 - 1994 với 99,5% cử tri tham gia bầu cử. Tại kỳ họp thứ nhất, ngày 12/12/1989, Hội đồng nhân dân huyện (khóa II) bầu các chức danh Thường trực Hội đồng nhân dân gồm: Đồng chí Nguyễn Vân Tá - Ủy viên Ban Thường vụ trực Đảng làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đồng chí Nguyễn Duy Phúc - Huyện ủy viên làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đồng chí Huỳnh Kim Đào làm Ủy viên Thư ký;
Đồng chí nào dưới đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Đức khóa II (nhiệm kỳ 1989-1994)?
A: Đồng chí Thái Văn Lữ
B: Đồng chí Nguyễn Văn Nam
C: Đồng chí Đoàn Văn Viên
Đáp án B: Đồng chí Nguyễn Văn Nam
Câu 61:
Sau khi tổ chức quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8A của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Việt Nam”, ngày 05/5/1990, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chương trình hành động số 03-CTr/HU về thực hiện Nghị quyết 8A với mục tiêu cơ bản là: Phải giữ vững ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, kịp thời giải quyết tốt những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Giải pháp thực hiện Nghị quyết 8A của Trung ương được nêu trong Chương trình hành động của Huyện ủy năm 1990 là gì?
A: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình mới. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên và củng cố tổ chức cơ sở Đảng.
B: Tăng cường chỉ đạo công tác quốc phòng và an ninh. Quán triệt sâu sắc quan điểm mở rộng đối ngoại, thêm bạn, bớt thù, giữ vững hòa bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C: Cả 02 đáp án trên.
Đáp án C: Cả 02 đáp án trên.
Câu 62 :
Ngày 06/11/1989, Đảng bộ và nhân dân Hiệp Đức vinh dự và vui mừng được đón tiếp đồng chí Võ Chí Công - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm căn cứ Khu ủy Khu 5 tại xã Phước Trà. Nói chuyện tại đây, đồng chí Võ Chí Công đã biểu dương Đảng bộ và nhân dân huyện nhà về những cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; đồng thời động viên Đảng bộ nỗ lực phấn đấu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời gian tới. Chú trọng bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hiệp Đức.
Vấn đề trọng tâm được đồng chí Võ Chí Công chỉ đạo đối với huyện Hiệp Đức nhân chuyến thăm địa phương năm 1989?
A: Lập hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận xã An toàn khu cho xã Phước Trà.
B: Không ngừng chăm lo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc xã Phước Gia, Phước Trà.
C: Xã Phước Trà quá rộng cần đề xuất chia xã này thành 2 xã.
Đáp án B: Không ngừng chăm lo xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc xã Phước Gia, Phước Trà.
Câu 63 :
Ngày 22/9/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định 146/QĐ-HĐBT chia xã Quế Tân thành 02 đơn vị hành chính cấp xã gồm xã Hiệp Hòa và xã Hiệp Thuận.
Đến năm 1989, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu xã, thị trấn?
A: 10 xã, thị trấn
B: 11 xã, thị trấn.
C: 12 xã, thị trấn
Đáp án B: 11 xã, thị trấn
Câu 64:
Theo Chỉ thị số 52-CT/TU, ngày 11/6/1990 của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Huyện ủy Hiệp Đức tiếp tục tập trung củng cố các tổ chức cơ sở Đảng, đẩy mạnh cuộc vận động làm trong sạch tổ chức Đảng và Nhà nước, thực hiện phân loại đảng viên, kiểm điểm trách nhiệm của đảng viên, nhiệm vụ của tổ chức Đảng. Trong đợt này, thành lập mới 02 chi bộ gồm: Chi bộ xã Hiệp Hòa và Chi bộ xã Hiệp Thuận.
Đến năm 1990, Đảng bộ huyện Hiệp Đức có bao nhiêu tổ chức Đảng? Bao nhiêu đảng viên?
A: 36 tổ chức Đảng, 527 đảng viên
B: 37 tổ chức Đảng, 528 đảng viên
C: 38 tổ chức Đảng, 529 đảng viên
Đáp án B: 37 tổ chức Đảng, 528 đảng viên
Câu 65 :
Từ ngày 19 đến ngày 20/11/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ III (vòng 2) được triệu tập. Sau phần đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II, Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát 05 năm 1991 - 1995 là: Tiếp tục công cuộc đổi mới, giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân về ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh và vui chơi giải trí. Kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, thực hiện công bằng xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tập trung xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh gọn và có hiệu lực thực sự trong quản lý.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khoá III, (nhiệm kỳ 1991 - 1995) với 29 Ủy viên chính thức; tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã bầu 08 Ủy viên Ban Thường vụ. Bầu Bí thư và các Phó Bí thư Huyện ủy.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ III (nhiệm kỳ 1991-1995), đồng chí nào được bầu làm Bí thư và Phó bí thư Huyện ủy?
A: Đồng chí Thái Văn Lữ - Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Vân Tá, Nguyễn Văn Nam - Phó Bí thư Huyện ủy
.
B: Đồng chí Nguyễn Văn Nam - Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Vân Tá, Thái Văn Lữ - Phó Bí thư Huyện ủy.
C: Đồng chí Nguyễn Vân Tá - Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Văn Nam, Thái Văn Lữ - Phó Bí thư Huyện ủy.
Đáp án B: Đồng chí Nguyễn Văn Nam - Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Vân Tá, Thái Văn Lữ - Phó Bí thư Huyện ủy.
Câu 66 :
Từ ngày 29-30/4/1994, Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ (khoá III) của Đảng bộ huyện Hiệp Đức được tổ chức tại Hội trường Huyện ủy. Hội nghị nhất trí nhận định: Qua hơn 02 năm (1991 - 1993) tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, cũng là thời gian tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều mặt mất cân đối; thời tiết diến biễn bất thường ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống của nhân dân; song nhờ có các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy định hướng, Đảng bộ đã vận dụng vào tình hình thực tiễn của huyện, đề ra các nghị quyết, chương trình hành động và tổ chức thực hiện đem lại nhiều kết quả.
Cùng với sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ III, Hội nghị còn củng cố, bổ sung các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy (khoá III).
Vì sao năm 1994, Đảng bộ huyện Hiệp Đức phải tổ chức Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ?
A: Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, bầu bổ sung nhân sự cấp ủy (khóa III)
B: Tạo nhận thức rõ hơn về nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
C: Cả 02 đáp án trên.
Đáp án C: Cả 02 đáp án trên
Câu 67:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ IV (nhiệm kỳ 1996 - 2000) Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá IV đã bầu Ban Thường vụ gồm 09 đồng chí Võ Văn Ái, Trần Thị Thanh Hải, Phạm Ngọc Kháng, Phạm Văn Lâm, Thái Văn Lữ, Nguyễn Văn Nam, Huỳnh Trung Nguyên, Nguyễn Duy Phúc, Nguyễn Văn Tá.
Đồng chí nào được bầu làm Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức khoá IV (nhiệm kỳ 1996 - 2000)
A: Đồng chí Nguyễn Văn Nam
B: Đồng chí Thái Văn Lữ
C: Nguyễn Vân Tá.
Đáp án A: Đồng chí Nguyễn Văn Nam
Câu 68:
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 10/6/1993 của Ban Chấp hành Trung Đảng (khoá VII) “về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, Ban Thường vụ Huyện ủy đề ra Chương trình hành động thực hiện với các mục tiêu phấn đấu đến năm 2000: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt từ 10.000 tấn đến 12.000 tấn; giải quyết một cách đồng bộ chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, phấn đấu xóa hộ đói, giảm hộ nghèo dưới 10%. Giảm tốc độ tăng dân số xuống còn 1,43%. Giải quyết cơ bản bệnh sốt rét, bướu cổ và các bệnh xã hội khác. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phấn đấu xây dựng xong 20 công trình thủy lợi lớn, nhỏ, tưới cho 70% diện tích canh tác. Phấn đấu điện lưới quốc gia phủ kín địa bàn huyện, với hơn 50 trạm biến áp; đảm bảo giao thông thông suốt đến trung tâm các xã.
Huyện Hiệp Đức chính thức hòa mạng điện lưới Quốc gia từ năm nào?
A: Từ năm 1992
B: Từ năm 1993
C: Từ năm 1994
Đáp án B: Từ năm 1993
Câu 69:
Năm 1995, cũng là năm ghi dấu ấn trong ngành nông nghiệp huyện với sự kiện khởi công xây dựng Hồ chứa nước Việt An (xã Bình Lâm). Đây là công trình thủy lợi lớn nhất huyện, theo thiết kế có quy mô tổng diện tích mặt nước 180 ha, sức chứa 23 triệu m
3 nước với tổng kinh phí đầu tư trên 130 tỷ đồng. Hồ có khả năng cấp nước tưới cho 2.115 ha lúa vụ Hè thu và 2115 ha lúa vụ Đông Xuân ở các xã Bình Lâm, Bình Sơn, Quế Thọ (huyện Hiệp Đức) và Quế Minh, Quế An, Quế Châu và một phần Quế Thuận (huyện Quế Sơn).
Công trình Hồ chứa nước Việt An khởi công và khánh thành, đưa vào sử dụng năm nào?
A: Khởi công năm 1994, khánh thành năm 2001
B: Khởi công năm 1995, khánh thành năm 2002
C: Khởi công năm 1996, khánh thành năm 2003
Đáp án B: Khởi công năm 1995, khánh thành năm 2002
Câu 70 :
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 06/8/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về lãnh đạo bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 1994-1999) và Thông tri số 51-TT/TU, ngày 25/8/1994 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng về hướng dẫn lãnh đạo Cuộc bầu cử, ngày 20/11/1994, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo tổ chức thành công Cuộc bầu cử trên địa bàn huyện. Kết quả có 99,98% cử tri tham gia bầu cử, bầu được 02 vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại khu vực Hiệp Đức, 35 vị đại biểu Hội đồng nhân dân huyện khoá III và 223 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân huyện (khóa III), đã bầu chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Chủ tịch Hội đồng nhân huyện.
Đồng chí nào được bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Hiệp Đức khoá III (nhiệm kỳ 1994-1999)?
A: Đồng chí Nguyễn Văn Nam - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện. Đồng chí Đào Bội Thuyên - Huyện ủy viên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện.
B: Đồng chí Thái Văn Lữ - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện. Đồng chí Nguyễn Duy Phúc - Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện.
C: Đồng chí Nguyễn Văn Nam - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện. Đồng chí Thái Văn Lữ - Phó Bí thư Huyện ủy - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện.
Đáp án A: Đồng chí Nguyễn Văn Nam - Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện. Đồng chí Đào Bội Thuyên - Huyện ủy viên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện.
Câu 71:
Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực Nghị quyết của Trung ương, Ban Thường vụ Huyện ủy Khóa III (nhiệm kỳ 1991-1995) thống nhất nhận định: Tổ chức, bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp được củng cố kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Phong trào hành động cách mạng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được chỉ đạo theo hướng thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện như: Hội Nông dân có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa”; Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tốt phong trào: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm, xây dựng đất nước”; Đoàn Thanh niên có phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, các phong trào trên đều thu được nhiều kết quả.
Nghị quyết nào của Trung ương đã có tác động lớn đến tổ chức bộ máy và phong trào hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở Hiệp Đức trong những năm 1991-1994?
A: Nghị quyết Trung ương 8B
B: Nghị quyết Trung ương 8A
C: Nghị quyết Trung ương III
Đáp án A: Nghị quyết Trung ương 8B.
Câu 72 :
Giai đoạn 1995-2000, thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng đến hộ, quy hoạch vùng nương rẫy đã góp phần hạn chế được nạn phá rừng. Công tác trồng mới, bảo vệ và chăm sóc rừng có nhiều cố gắng, lồng ghép có hiệu quả các chương trình 327, định canh - định cư, dự án 661… Trong 05 năm, trồng mới 3.045 ha rừng tập trung, nâng tổng diện tích rừng toàn huyện lên 14.294 ha. Đặc biệt, được sự thống nhất của tỉnh, huyện đã phối hợp tạo điều kiện để Tổng Công ty cao su Việt Nam đưa vào trồng thử nghiệm 10 ha cao su trên địa bàn và kết quả thử nghiệm rất khả quan. Từ đó, Tổng Công ty cao su Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng diện tích trồng loại cây này, đến năm 2000 đạt hơn 800 ha, chủ yếu tập trung ở các xã vùng Tây của huyện, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống của nhân dân trong vùng dự án, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng cao.
Cây Cao su lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở Hiệp Đức vào năm nào?
A: Năm 1997
B: Năm 1998
C: Năm 1999
Đáp án B: Năm 1998
Câu 73:
Đến năm 2000, hệ thống kết cấu hạ tầng ở Hiệp Đức được quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp. Đã đầu tư xây dựng thêm 11 trạm biến áp ở 06 xã, xây dựng mới hơn 50 công trình hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ. Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Tiểu học Lý Tự Trọng là 02 công trình có quy mô cấp 2 đầu tiên của huyện. Đặc biệt, được sự quan tâm của tỉnh và Trung ương, đường DT 612 được nâng cấp thành Quốc lộ 14E và khởi công công trình cầu Hiệp Đức nối liền tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn huyện với các huyện vùng Tây của tỉnh Quảng Nam, tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ mới cho những năm đến.
Đến năm 2000, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu xã, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia?
A: 9/11 xã thị trấn
B: 10/11 xã, thị trấn,
C: 11/11 xã, thị trấn
Đáp án C: 11/11 xã, thị trấn
Câu 74:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyên Hiệp Đức lần thứ IV đã đánh giá: Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Tuyến y tế cơ sở được đầu tư xây dựng. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và triển khai đạt hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, giảm thấp tỷ lệ mắc các loại bệnh xã hội. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt nhiều kết quả, góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,1% (1995) xuống còn 1,54% năm 2000…
Đến năm 2000, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu bác sĩ về công tác tại xã, thị trấn?
A: Có 04/11 xã, thị trấn có bác sĩ
B: Có 05/11 xã, thị trấn có bác sĩ
C: Có 06/11 xã, thị trấn có bác sĩ
Đáp án A: Có 04/11 xã, thị trấn có bác sĩ
Câu 75:
Trên cơ sở 05 quan điểm chỉ đạo và 10 nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết, Huyện ủy Hiệp Đức (khóa IV) đã chỉ đạo phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, truyền thanh - truyền hình; sáp nhập phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào Xây dựng thôn văn hóa thành Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tổ chức thành công nhiều hoạt động có quy mô lớn như: Lễ hội văn hóa thể thao các huyện miền núi lần thứ VI; Đại hội văn hóa thể thao - quốc phòng toàn huyện lần thứ IV… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức (khóa IV) đã lãnh đạo thực hiện có kết quả về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết nào dưới đây?
A: Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII).
B: Nghị quyết Trung ương VI (khóa VIII)
C: Nghị quyết 33-NQ/TW (khóa XI)
Đáp án A: Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII)
Câu 76:
Với thành tích 21 năm trung dũng kiên cường chống Mỹ, cứu nước, Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hiệp Đức, các xã Bình Lâm, Quế Thọ, Thăng Phước, Quế Bình, Quế Lưu, Hiệp Hòa, Phước Trà và Phước Gia vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Huyện Hiệp Đức đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm nào?
A: Năm 1999
B: Năm 2000
C: Năm 2001
Đáp án B: Năm 2000.
Câu 77:
Nhân kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 - 2000), ngày 30/8/2000, huyện Hiệp Đức long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước trao tặng.
Sự kiện huyện Hiệp Đức đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân có ý nghĩa như thế nào đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân?
A: Góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương cho thế hệ trẻ; Đảng, Nhà nước ghi nhận những tấm gương hy sinh, những đóng góp to lớn của cán bộ, nhân dân và chiến sỹ cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
B: Nêu cao niềm tự hào và tạo động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện nhà tiếp tục nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
C: Cả 02 đáp án trên.
Đáp án C: Cả 02 đáp án trên.
Câu 78 :
Nhân dịp tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước trao tặng, huyện đã khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Hiệp Đức. Đây là công trình lớn, ý nghĩa mặt kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đối với huyện Hiệp Đức mà cả vùng Tây Quảng Nam, chấm dứt cảnh đò ngang cách trở trong vùng, thoả nguyện ước mơ ngàn đời của người dân, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cầu Hiệp Đức được khởi công xây dựng và khánh thành thời gian nào?
A: Khởi công năm 1995, khánh thành năm 1999
B: Khởi công năm 1996, khánh thành năm 1999
C: Khởi công năm 1997, khánh thành năm 2000
Đáp án C: Khởi công năm 1997, khánh thành năm 2000
Câu 79:
Ngày 20/7/1997, huyện Hiệp Đức tiến hành bầu cử Quốc hội (khoá X) với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,98%. Ngày 28/11/1999, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) nhiệm kỳ 1999 - 2004. Kết quả có 99,59% cử tri tham gia bầu cử. Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân huyện (khoá IV) đã bầu đồng chí Thái Văn Lữ - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy vào chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, đồng chí Trần Công Tòa - Huyện ủy viên được bầu vào chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện.
Đồng chí nào được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện khóa IV (nhiệm kỳ 1999-2004)?
A
: Đồng chí Đào Bội Thuyên.
B: Đồng chí Đoàn Văn Viên.
C: Đồng chí Trần Văn Ẩn.
Đáp án B: Đồng chí Đoàn Văn Viên.
Câu 80 :
Từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng bộ huyện Hiệp Đức kết nạp được 242 đảng viên, tăng 123 đảng viên so với nhiệm kỳ trước. Qua phân loại có 65%, tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, 35% đạt khá, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Có 90,4% đảng viên đạt loại I; 8,35% đạt loại II và 1,12% loại III; không có đảng viên loại IV. Công tác kiểm tra của Đảng được coi trọng, thực hiện thường xuyên theo Điều 30, Chương VII Điều lệ Đảng quy định.
Đến năm 2000, Đảng bộ huyện Hiệp Đức có bao nhiêu tổ chức cơ sở đảng trực thuộc? Bao nhiêu đảng viên?
A: Có 40 tổ chức cơ sở Đảng, 720 đảng viên.
B: Có 41 tổ chức cơ sở Đảng, 721 đảng viên.
C: Có 42 tổ chức cơ sở Đảng, 722 đảng viên.
Đáp án B: Có 41 tổ chức cơ sở Đảng, 721 đảng viên.
Câu 81:
Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, từ ngày 25 đến ngày 27/10/2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ V (nhiệm kỳ 2000 - 2005) được tổ chức trọng thể. Dự Đại hội có 151 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 750 đảng viên toàn Đảng bộ đang công tác và sinh hoạt tại 40 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ V (nhiệm kỳ 2000 - 2005) nêu cao phương châm nào trong những phương châm dưới đây?
A: Dân chủ, đoàn kết, đổi mới, phát triển
B: Trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới
C: Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phát triển.
Đáp án B: Trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới
Câu 82:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ V (nhiệm kỳ 2000-2005) xác định các chỉ tiêu chủ yếu: Đảm bảo tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện: Nông nghiệp 60% - công nghiệp 10% - thương mại và dịch vụ 30%. Tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm từ 8 - 8,5%. Sản lượng lương thực bình quân từ 9.500 - 10.000 tấn/năm, trong đó thóc đạt 9.000 tấn/năm thu nhập bình quân đầu người 300USD/năm.
Đến năm 2005, huyện Hiệp Đức đạt mức thu nhập bình quân đầu người bao nhiêu USD/năm?
A: 202 USD/năm
B: 203 USD/năm
C: 204 USD/năm
Đáp án A: 202 USD/năm
Câu 83:
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ V (nhiệm kỳ 2000-2005) xác định các mục tiêu: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 8,0%. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hằng năm 20%. Giá trị sản xuất các ngành thương mại và dịch vụ tăng bình quân hằng năm 15%. Thu ngân sách từ phát sinh kinh tế tăng bình quân hằng năm 15%. Tăng vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm 30%. Đạt mức 3,4 người dân có một người đi học; 9/11 xã, thị trấn có bác sĩ; 100% số thôn tổ chức xây dựng thôn văn hóa và 50% số thôn được công nhận thôn văn hóa; 100% cơ quan đạt danh hiệu Cơ quan văn hóa. Giải quyết việc làm cho 1.500 lao động/năm. Không còn hộ đói, hộ nghèo còn dưới 10%. Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hằng năm.
Đến năm 2005, Hiệp Đức có bao nhiêu bác sỹ về làm việc tại xã, thị trấn?
A: Có 4/11 xã, thị trấn có bác sĩ về làm việc
B: Có 5/11 xã, thị trấn có bác sĩ về làm việc
C: Có 6/11 xã, thị trấn có bác sĩ về làm việc
Đáp án C: Có 6/11 xã, thị trấn có bác sĩ về làm việc
Câu 84:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức khoá V (nhiệm kỳ 2000 - 2005) đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và bầu Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí.
Đồng chí nào được bầu làm Bí thư Huyện ủy khóa V (nhiệm kỳ 2000-2005)?
A: Đồng chí Thái Văn Lữ
B: Đồng chí Đoàn Văn Viên
C: Đồng chí Nguyễn Văn Nam
Đáp án A: Đồng chí Thái Văn Lữ.
Câu 85:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ V (nhiệm kỳ 2000 - 2005) đánh giá: Điện lưới quốc gia được mở rộng đến 100% số xã, thị trấn với 54/70 thôn, khối phố có điện. Hệ thống bưu chính, viễn thông phát triển, 100% số xã có bưu điện văn hóa và có máy điện thoại, bình quân 3,8 máy điện thoại/100 dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình, hoạt động hành chính được đầu tư thích đáng, 98% số phòng học được xây dựng kiên cố, 30% số trường tầng hoá…
Năm 2005, trên địa bàn huyện Hiệp Đức có bao nhiêu % số hộ sử dụng điện?
A: 80% số hộ sử dụng điện
B: 85% số hộ sử dụng điện
C: 90% số hộ sử dụng điện
Đáp án B: 85% số hộ sử dụng điện
Câu 86:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ V (nhiệm kỳ 2000 - 2005) đã đánh giá: Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Năm 2005, huyện có 01 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và phần lớn các xã đều đạt chuẩn về chuyên môn, 100% số xã có trạm y tế (trong đó 6 xã có bác sĩ), 100% trạm y tế có nữ hộ sinh; 11/12 trạm y tế có dược tá kiêm nhiệm; 100% số thôn có nhân viên y tế đạt trình độ chuyên môn theo quy định. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 34,67% xuống còn 27,92%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 30,8% xuống còn 20%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,54% xuống còn 1,18%.
Năm 2005, xã đầu tiên đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở của huyện Hiệp Đức là xã nào?
A: Xã Quế Thọ
B: Xã Quế Bình
C: Xã Bình Lâm
Đáp án C: xã Bình Lâm
Câu 87:
Giai đoạn 2000-2005, cùng với thực hiện đạt kết quả các chương trình 135, 134, của Chính phủ, trung tâm cụm xã, định canh - định cư, các chính sách về đất đai, trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, sách vở, thuốc chữa bệnh, phương tiện nghe nhìn, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm bằng nhiều giải pháp đồng bộ, lồng ghép nhiều chương trình kinh tế - xã hội đạt kết quả. Trong 05 năm (2001-2005) giải quyết cho vay ưu đãi hộ nghèo, giải quyết việc làm với hơn 23 tỷ đồng cho 6.731 lượt hộ vay, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 500 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo từ 24,13% (năm 2001) xuống còn 13% (năm 2005).
Trong giai đoạn 2000-2005, để đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ huyện Hiệp Đức có chủ trương nào đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện?
A: Đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi.
B: Đẩy mạnh phong trào đỡ đầu thôn nghèo, kết nghĩa xã nghèo
.
C: Đẩy mạnh hướng dẫn sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo, thôn nghèo.
Đáp án B: Đẩy mạnh phong trào đỡ đầu thôn nghèo, kết nghĩa xã nghèo.
Câu 88 :
Xã Sông Trà huyện Hiệp Đức được thành lập năm nào?
A: Năm 2001
B: Năm 2002
C: Năm 2003
Đáp án B: Năm 2002
Câu 89 :
Ngày 21/3/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 27/NĐ/CP chia xã Phước Trà thành 02 đơn vị hành chính lấy tên xã Phước Trà và xã Sông Trà. Xã Sông Trà có diện tích 33,37 km², dân số 1.534 người. Xã Phước Trà có diện tích 117,84 km², dân số 1.107 người. Việc chia xã Phước Trà thành lập đơn vị hành mới xã Phước Trà và Sông Trà đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở khu vực còn rất nhiều khó khăn này.
Đến năm 2002, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu xã, thị trấn?
A: có 09 xã, 01 thị trấn
B: có 10 xã, 01 thị trấn
C: có 11 xã, 01 thị trấn
Đáp án C: Có 11 xã, 01 thị trấn
Câu 90:
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy đã lãnh đạo thành công Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 25/4/2004 với tỷ lệ của tri tham gia bầu đạt 100%, bầu được 02 vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại khu vực và 30 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện khóa V (nhiệm kỳ 2004 - 2009). Đồng chí Đoàn Văn Viên - Bí thư Huyện ủy được bầu vào chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân và đồng chí Lê Minh Tiến - Huyện ủy viên vào chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện;
Đồng chí nào được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Đức khóa V (nhiệm kỳ 2004 - 2009)?
A: Đồng chí Đào Bội Thuyên
B: Đồng chí Lê Văn Dũng
C: Đồng chí Đoàn Văn Viên.
Đáp án A: Đồng chí Đào Bội Thuyên
Câu 91:
Ngày 06/4/2002, Chi bộ xã Sông Trà được thành lập, nâng tổng số tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy lên 47 tổ chức với 109 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở.
Năm 2002, Huyện ủy Hiệp Đức quyết định thành lập Chi bộ xã Sông Trà nhằm mục đích gì?
A: Nhằm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng, củng cố chính quyền và hệ thống chính trị ở xã mới thành lập.
B: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên ở xã mới thành lập.
C: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đáp án A: Nhằm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng, củng cố chính quyền và hệ thống chính trị ở xã mới thành lập.
Câu 92:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VI (nhiệm kỳ 2005 - 2010) diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06/9/2005. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ V, đề ra phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2010. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VI (nhiệm kỳ 2005 - 2010) 35 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất, đã bầu Ban Thường vụ Huyện ủy 11 đồng chí. Đồng chí Đoàn Văn Viên được bầu làm Bí thư Huyện ủy và bầu 02 Phó Bí thư Huyện ủy.
Đồng chí nào được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy (nhiệm kỳ 2005 - 2010)?
A: Đồng chí Đào Bội Thuyên
B: Đồng chí Trần Thị Thanh Hải
C: Đồng chí Lê Văn Hóa
Đáp án B: Đồng chí Trần Thị Thanh Hải
Câu 93 :
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VI (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đánh giá: Nhiều công trình có quy mô lớn hàng tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng như: trụ sở làm việc các cơ quan, Nhà thi đấu thể thao, Nhà văn hóa huyện, cầu Vực Giang, cầu treo Trà Nô, hồ Bà Sơn, hồ Tam Bảo, đường nội thị Tân An, trường học, trạm y tế… đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập, công tác và khám chữa bệnh cho nhân dân. 70/71 thôn, khối phố có điện với 95% số hộ sử dụng, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; 66,7% số cơ quan, 44,4% số trường học và 8,3% số xã có máy vi tính kết nối mạng Internet….Toàn huyện có 07 trường đạt chuẩn quốc gia. Thành lập và đưa vào sử dụng trường Trung học phổ thông Trần Phú (ở xã Bình Lâm); 11/12 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng; 99% dân số trong độ tuổi biết chữ.
Đến năm 2010, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu trường đạt chuẩn quốc gia?
A: 6 trường
B: 7 trường
C: 8 trường
Đáp án B: 7 trường
Câu 94:
Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, từ ngày 27 đến ngày 29/7/2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) được long trọng tổ chức. Dự Đại hội có 253 đại biểu đại diện cho hơn 1.250 đảng viên trong toàn huyện. Đại hội tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ huyện, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ đến, bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh QuảngNam lần thứ XX.
Đồng chí nào được bầu làm Bí thư Đảng bộ huyện Hiệp Đức khóa VII (nhiệm kỳ 2010 - 2015)?
A: Đồng chí Lê Văn Dũng
B: Đồng chí Đào Bội Thuyên
C: Đồng chí Đoàn Văn Viên.
Đáp án A: Đồng chí Lê Văn Dũng
Câu 95:
Năm 2012, do yêu cầu công tác, đồng chí Lê Văn Dũng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức được điều động về công tác tại Tỉnh ủy Quảng Nam; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam kịp thời chỉ định một đồng chí làm Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức thay đồng chí Lê Văn Dũng.
Năm 2012, đồng chí nào được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức (khóa VII)?
A: Đồng chí Nguyễn Văn Tỉnh
B: Đồng chí Võ Xuân Ca
C: Đồng chí Phan Thái Bình
Đáp án B: Đồng chí Võ Xuân Ca
Câu 96:
Ngày 31/12/2010, Huyện ủy Hiệp Đức ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HU về xây dựng thị trấn Tân An theo hướng đô thị hóa.
Mục tiêu của Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HU năm 2010 của Huyện ủy Hiệp Đức về xây dựng thị trấn Tân An theo hướng đô thị hóa là gì?
A: Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị; xây dựng, giải quyết cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế thiết yếu một cách bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái
B: Thực hiện dân chủ cơ sở, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, an ninh trật tự xã hội; ổn định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng chính trị, kinh tế - xã hội vững chắc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn. Để xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.
C: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án C: Tất cả các đáp án trên
Câu 97 :
Kỷ niệm 40 năm giải phóng Hiệp Đức (30/4/1972-30/4/2012), ngay từ những tháng cuối năm 2011, Đảng bộ huyện đã phát động các đợt thi đua cao điểm trong toàn huyện chào mừng sự kiện quan trọng này. Đặc biệt, trong dịp này có nhiều công trình được khởi công xây dựng và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: mở rộng và nâng cấp trục chính đường nội thị Tân An, cầu Khe Gió (Phước Gia), cầu Vực Giếng (Quế Thọ), trụ sở làm việc xã Phước Trà, Nhà văn hóa xã Bình Lâm. Biên soạn và phát hành nhiều tập sách có ý nghĩa lịch sử.
Kỷ niệm 40 năm giải phóng Hiệp Đức (30/4/1972-30/4/2012), huyện Hiệp Đức đã phát hành 02 tập sách nào?
A: Hiệp Đức - Những chiến công tiêu biểu; Quế Tiên-Hiệp Đức, Ngày ấy - bây giờ
B:Hiệp Đức - Sự kiện nhân vật (tập I); Quế Tiên - Hiệp Đức, Ngày ấy - bây giờ
C: Hiệp Đức Huyện Anh hùng; Hiệp Đức - Những chiến công tiêu biểu.
Đáp B: Hiệp Đức - Sự kiện nhân vật (tập I); Quế Tiên - Hiệp Đức, Ngày ấy - bây giờ
Câu 98:
Từ ngày 25 đến ngày 28/4/2012, trên địa bàn huyện đã diễn ra các hoạt động kỷ niệm 40 năm giải phóng Hiệp Đức. Ở huyện tổ chức cắm trại toàn dân; ở các khu dân cư tổ chức sinh hoạt kỷ niệm và ăn mừng ngày chiến thắng. Tại Sân vận động trung tâm huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hiệp Đức long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Hiệp Đức.
Huyện Hiệp Đức tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng vào thời gian nào?
A: Tối ngày 27/4/2012
B: Tối ngày 28/4/2012
C: Tối ngày 29/4/2012
Đáp án B: Tối ngày 28/4/2012
Câu 99:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu Mẹ Việt Nam Anh hùng, bao nhiêu Liệt sỹ được phong tặng và truy tặng?
A: Có 295 mẹ VNAH, 1.575 Liệt sỹ,
B: Có 296 mẹ VNAH, 1.578 Liệt sỹ
C:
Có 297 mẹ VNAH, 1579 Liệt sỹ,
Đáp án B: Có 296 mẹ VNAH, 1.578 Liệt sỹ
Câu 100:
Huyện Hiệp Đức xóa sổ bệnh phong vào năm nào?
A: Năm 2012
B: Năm 2013
C: Năm 2014
Đáp án C: Năm 2014
Câu 101:
Đến cuối năm 2015 các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới ở các xã tăng lên đáng kể, bình quân chung toàn huyện đạt 9,73 tiêu chí/xã. Tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn này đạt trên 203,6 tỷ đồng. Hiệu quả đem lại từ quá trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn Hiệp Đức. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tình làng nghĩa xóm, vai trò chủ thể của người dân được phát huy.
Đến cuối năm 2015, 3 xã nào của huyện Hiệp Đức được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới?
A: Bình Lâm, Quế Thọ, Quế Bình
B: Quế Bình, Bình Sơn, Thăng Phước
C: Bình Lâm, Thăng Phước, Quế Thọ
Đáp án A: Bình Lâm, Quế Thọ, Quế Bình.
Câu 102:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, huyện Hiệp Đức có bao nhiêu cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
A: Có 14 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND
B: Có 15 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND
C: Có 16 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND
Đáp án A: Có 14 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND
Câu 103:
Nhiệm kỳ 2011-2016 là lần đầu tiên bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức đồng thời trong cùng một thời gian. Cùng với cả nước, cử tri toàn huyện đã nô nức tham gia bầu cử với tỷ lệ đi bầu đạt 99,98%.
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn huyện Hiệp Đức diễn ra vào thời gian nào?
A: Ngày 20/5/2011
B: Ngày 21/5/2011
C: Ngày 22/5/2011
Đáp án C: Ngày 22/5/2011
Câu 104:
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân huyện Hiệp Đức khóa VI (nhiệm kỳ 2011-2016), được cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo tổ chức thành công tốt đẹp, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ rộng rãi; là ngày hội lớn của toàn dân.
Đồng chí nào được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Đức nhiệm kỳ 2011-2016?
A: Đồng chí Nguyễn Văn Tỉnh
B: Đồng chí Đào Bội Thuyên
C: Đồng chí Nguyễn Hoa
Đáp án B: Đồng chí Đào Bội Thuyên
Câu 105:
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn - năm 2012, trong chuyến công tác tại Quảng Nam, huyện Hiệp Đức vinh được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm Khu di tích Khu ủy Khu 5 tại xã Sông Trà; thăm, chúc Tết đồng bào 03 xã vùng cao của huyện và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích Khu ủy 5.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm Hiệp Đức vào thời gian nào?
A: Chiều ngày 12/01/2012 (nhằm ngày 19 tháng Chạp năm 2011)
B: Chiều ngày 13/01/2012 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm 2011)
C: Chiều ngày 14/01/2012 (nhằm ngày 21 tháng Chạp năm 2011)
Đáp án B: Chiều ngày 13/01/2012 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm 2011)
Câu 106 :
Bằng nhiều nguồn vận động khác nhau và sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, sau gần 02 năm thi công, Đền Liệt sỹ huyện chính thức được khánh thành nhân dịp chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Tổng kinh phí đầu tư xây dựng Đền trên 15,6 tỷ đồng, trong đó, có một phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, Nhân dân Hiệp Đức và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.
Đền Liệt sỹ huyện Hiệp Đức được khởi công xây dựng và khánh thành trong thời gian nào?
A: Khởi công cuối năm 2012 - khánh thành năm 2014
B: Khởi công đầu năm 2013 - khánh thành năm 2015
C: Khởi công cuối năm 2013 - khánh thành năm 2016
Đáp án B: Khởi công đầu năm 2013 - khánh thành năm 2015
Câu 107:
Đền liệt sỹ huyện Hiệp Đức có ý nghĩa như thế nào đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Hiệp Đức?
A: Công trình hoàn thành đã thỏa lòng mong ước của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà; thể hiện trách nhiệm, tình cảm, nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng tri ân đặc biệt của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
B: Đây là nơi để tri ân các anh hùng, 1.578 liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương đối với thế hệ hôm nay và mai sau.
C: Tất cả đáp án trên
Đáp án C: Tất cả đáp án trên
Câu 108:
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Đại hội Đảng các cấp lần này, Đảng bộ huyện Hiệp Đức được Tỉnh ủy Quảng Nam chọn làm đơn vị Đại hội thí điểm trực tiếp bầu Bí thư Huyện ủy; chọn một Đảng bộ xã làm đơn vị Đại hội thí điểm trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư Đảng ủy để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh. Đây là niềm vinh dự lớn của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện.
Xã nào dưới đây được Tỉnh ủy Quảng Nam chọn tổ chức Đại hội thí điểm trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020?
A: Xã Bình Lâm
B: Xã Quế Bình
C: xã Hiệp Hòa
Đáp án B: Xã Quế Bình
Câu 109:
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) chọn làm Đại hội thí điểm của tỉnh Quảng Nam. Tham dự Đại hội có 266 đại biểu đại diện cho hơn 1.673 đảng viên đến từ 50 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn huyện Hiệp Đức.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015-2020) diễn ra trong thời gian nào?
A: Từ ngày 09 - 11/6/2015
B: Từ ngày 10 -12/6/2015
C: Từ ngày 11 -13/6/2015
Đáp án C: Từ ngày 11 -13/6/2015
Câu 110:
Tương truyền rằng, trong một trận lụt lớn tràn qua làng đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, đồ đạc của dân, trong đó có hai cái trống chiến của gánh tuồng. Từ đó, gánh hát của làng này dần dần suy yếu, rồi tan rã. Trong khi đó, những địa phương được chiếc “trống thiêng” ghé tấp vào trong cơn lũ lại dần dần nảy sinh hát tuồng sôi động và nhiều nơi đã hình thành những gánh hát tự phát. Có thể nhận thấy rằng: hát bội phát triển từ miền trung du bán sơn địa rồi lan dần đến những nơi thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ. Hiệp Đức có thể được xem là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng ở Quảng Nam.
Địa danh nào của huyện Hiệp Đức được xem là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng ở Quảng Nam?
A: Đó là làng Phước Sơn (xã Quế Bình, nay là thị trấn Tân Bình)
B: Đó là làng Mỹ Lưu (nay thuộc xã Quế Lưu).
C: Đó là làng An Lâm (nay xã Thăng Phước)
Đáp án B: Đó là làng Mỹ Lưu (nay thuộc xã Quế Lưu).
Câu 111:
Hiệp Đức hiện có bao nhiêu di tích lịch sử cấp quốc gia, bao nhiêu di tích lịch sử cấp tỉnh?
A: Cấp Quốc gia 01: cấp tỉnh: 09.
B: Cấp quốc gia: 01, cấp tỉnh: 10
C: Cấp Quốc gia: 01, cấp tỉnh: 11
Đáp án C: Cấp Quốc gia: 01, cấp tỉnh: 11
Câu 112:
Về di tích lịch sử cách mạng và thắng cảnh, ở Hiệp Đức có Khu di tích Khu ủy 5, Giếng nước đại biểu Quốc hội, di tích Chiến thắng Cao Lao, Đồn Dương Bồ trong (ở xã Bình Lâm), Khởi nghĩa Làng Ông Tía (ở xã Phước Trà); căn cứ kháng chiến Quế Tiên, căn cứ An Lâm (ở xã Thăng Phước), di tích Bình Huề (ở xã Quế Bình), thắng cảnh Hòn Kẽm - Đá Dừng (ở xã Hiệp Hòa) và Khe Cái (ở xã Hiệp Thuận)…Ngoài ra, ở Hiệp Đức còn có di tích chiến thắng Trực Thăng vận.
Di tích Chiến thắng Trực thăng vận hiện thuộc xã nào của huyện Hiệp Đức?
A: Xã Sông Trà
B: Xã Hiệp Hòa
C: Xã Phước Gia
Đáp án B: Xã Hiệp Hòa
Câu 113:
Làng ông Tía thuộc địa phương nào của Hiệp Đức?
A: Xã Phước Trà
B: Xã Phước Gia
C: Xã Sông Trà
Đáp án A: Xã Phước Trà
Câu 114 :
Sách Lịch sử Đảng bộ huyện Hiệp Đức (1930-2015), tái bản, bổ sung năm 2019 đã ghi: Ở Phú Cốc (xã Quế Thọ), có người đỗ cử nhân năm 1900, đỗ Phó bảng năm 1901 lúc 26 tuổi, được ghi nhận trong “ Tứ hổ Trung Kỳ”, làm quan đốc học của một tỉnh….
Một trong “Tứ hổ Trung Kỳ” ở Hiệp Đức được ghi danh trong Lịch sử Đảng bộ huyện Hiệp Đức (1930-2015), tái bản, bổ sung năm 2019 là ai?
A: Ông Nguyễn Mậu Vĩ
B: Ông Nguyễn Mậu Hoán
C: Ông Phạm Đình Long
Đáp án B: Ông Nguyễn Mậu Hoán
Câu 115 :
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Hiệp Đức gồm hai dân tộc chính là CaDoong và Bh’noong, dân số chiếm tỷ lệ nhỏ (9,0%) sinh sống tập trung ở các xã Phước Gia, Phước Trà và Sông Trà. Ngoài ra, ở Hiệp Đức còn có một số ít các dân tộc khác (Mường, Tày, người Hoa...) đến cư trú do lập gia đình, làm ăn, lập nghiệp.
Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Hiệp Đức mang đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, phong tục tập quán, song tất cả đều hòa nhập trong một cộng đồng và cùng chung sống đoàn kết trên một lãnh thổ, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ làng.
Đến cuối năm 2015, tại 3 xã vùng cao của huyện Hiệp Đức có bao nhiêu cá nhân đã được Nhà nước phong tặng, truy tặng bao nhiêu Liệt sỹ?
A: 16 Liệt sỹ ( Sông Trà: 07, Phước Trà: 08, Phước Gia: 01)
B: 17 Liệt sỹ (Sông Trà: 07, Phước Trà: 08, Phước Gia: 02)
C: 18 liệt sỹ (Sông Trà 08, Phước Trà: 07, Phước Gia: 03).
Đáp án A: 16 liệt sỹ (Sông Trà: 07, Phước Trà: 08, Phước Gia: 01)
Câu 116 :
Để chuẩn bị cho năm học đầu tiên kể từ khi huyện được thành lập, huyện Hiệp Đức xây dựng 06 phòng học cho trường Trung học Phổ thông Hiệp Đức. Hầu hết các trường học được làm bằng gỗ, mái lợp ngói hoặc làm bằng tre, mái lợp tranh. Ở những nơi chưa có trường, phải mượn nhờ cơ quan đội sản xuất làm chỗ dạy học.
Để nâng cao trình độ dân trí sau ngày thành lập huyện, phong trào nào được Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện?
A: Vận động nhân dân đóng góp tranh, tre xây dựng trường.
B: Phong trào bổ túc văn hóa.
C: Phong trào toàn dân đưa trẻ đến trường.
Đáp án B: Phong trào bổ túc văn hóa
Câu 117 :
Trên địa bàn huyện Hiệp Đức có trường Trung học phổ thông Hiệp Đức và trường Trung học Phổ thông Trần Phú đã thu hút con em trong huyện và các huyện lân cận đến học rất đông đảo.
Trường Trung học Phổ thông Trần Phú ở Bình Lâm được thành lập và đi vào hoạt động thời gian nào?
A: Thành lập năm 2008 và đi vào hoạt động từ năm học 2008-2009
B: Thành lập năm 2009 và đi vào hoạt động từ năm học 2009-2010
C: Thành lập cuối năm 2009 và đi vào hoạt động từ năm học 2010-2011
Đáp án B: Thành lập năm 2009 và đi vào hoạt động từ năm học 2009-2010
Câu 118 :
Tính đến cuối năm 2015, Đảng bộ huyện Hiệp Đức có bao nhiêu tổ chức cơ sở đảng và đảng viên?
A: 50 tổ chức cơ sở đảng, 1.676 đảng viên
B: 51 tổ chức cơ sở đảng, 1.647 đảng viên
C: 52 Tổ chức chức cơ sở đảng, 1.764 đảng viên.
Đáp án B: 51 tổ chức cơ sở đảng, 1.647 đảng viên
Câu 119 :
Về cơ sở hạ tầng, huyện Hiệp Đức có nhiều cây cầu bắt qua sông nhằm giúp nhân dân đi lại, lưu thông hàng hóa, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương trong huyện.
Từ trung tâm huyện Hiệp Đức đi UBND xã Thăng Phước, có một cây cầu nối liền có tên gọi là cầu gì?
A: Cầu treo Phú Hữu
B: Cầu treo Ba Lúc
C: Cầu treo Bà Chầu
Đáp án C: Cầu treo Bà Chầu
Câu 120:
Về giao thông, huyện Hiệp Đức đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường giao thông kết nối giữa các xã trong huyện (đường liên xã) và có tuyến Quốc lệ 14 E đi qua địa bàn, giúp thông thương đi lại với các huyện lân cận.
Quốc lộ 14E đi qua địa phận Hiệp Đức dài bao nhiêu km?
A: 33 km
B: 34 km
C: 35 km
Đáp án B: 34 km
Câu 121 :
Đến tháng 9/2020, Hiệp Đức có bao nhiêu xã về đích nông thôn mới?
A: 4 xã
B: 5 xã
C: 6 xã
Đáp án C: 6 xã
Câu 122:
Huyện Hiệp Đức kết nghĩa với huyện nào của tỉnh Thanh Hóa?
A: Huyện Tĩnh Gia
B: Huyện Nông Cống
C: Huyện Thọ Xuân
Đáp án C: Huyện Thọ Xuân
-----