5 loại giun thường có trong cơ thể người mà bạn nên biết

Thứ tư - 02/01/2019 20:37
Việc chủ động tẩy giun định kỳ, có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh hoặc để lại di chứng. Tham khảo 5 loại giun thường có trong cơ thể cùng các triệu chứng.

Giun còn được gọi là giun sán, là một loại ký sinh trên cơ thể người, gây hại cho sức khỏe của con người. Trên thực tế cơ thể không chỉ tồn tại một loại ký sinh trùng, mà có thể là rất nhiều loại khác nhau. Và nếu bạn không biết cách tẩy giun theo định kỳ, thì nó còn có khả năng lây nhiễm và nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là 5 loại giun thường có trong cơ thể mà bạn nên biết.

Giun kim

Giun kim là loại giun có kích thước rất nhỏ và hình dáng dài, giống như cái tên gọi. Cơ thể người sẽ bị nhiễm loại giun này nếu không may ăn phải trứng giun có trong nước hoặc thức ăn. Khi trứng giun kim vào trong cơ thể, nó sẽ phát triển và sinh sôi.

Loại giun này hoạt động chủ yếu là vào ban đêm, chúng sinh sản bằng cách đi qua hậu môn, theo đó chúng phát tán và có khả năng cao lây nhiễm cho nhiều người. Giun kim có tuổi thọ 1-2 tháng, thường lây nhiễm và ký sinh nhiều nhất ở trẻ em.

Giun kim là loại giun có kích thước rất nhỏ và hình dáng dài, giống như cái tên gọi

Giun đũa

Một trong 5 loại giun thường có trong cơ thể có vòng đời tương đối dài từ 13 - 15 tháng là giun đũa. Những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp là môi trường ưa thích của loài giun đũa này. Và đối với nhiễm loại ký sinh trùng này thì thường sẽ bị trẻ em hơn là người lớn.

Con đường lây nhiễm của nó cũng giống như với giun kim, là phân tán trong môi trường và con người không may nuốt phải. Trước khi phát triển và xây tổ tại đường ruột, thì chúng di chuyển qua cổ họng và phổi. Giun có kích thước to, nên bệnh nhân nhiễm giun này sẽ cảm thấy những cơn đau, mệt mỏi, tiêu chảy, sụt cân, nôn mửa,.. 

Giun móc

Giun móc là loại kí sinh có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da, nó tự sinh nở trong môi trường người nhiễm bệnh thải ra, cả trên mặt đất. Vì vậy, những người làm việc tiếp xúc nhiều với đất kém vệ sinh hay đi chân trần thì thường rất dễ mắc phải.

Là loại giun có kích thước nhỏ, nhưng lại có khả năng sinh nở đáng sợ. Triệu chứng nó gây ra là nổi mẩn ngứa ngoài da, việc loại ký sinh trùng này bám chắc vào niêm mạc gây tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,...

Giun móc là loại kí sinh có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da

Giun tóc

Là loại giun có hình dáng và đặc điểm giống như một sợi tóc, dài và mảnh. Môi trường yêu thích của nó là thời tiết ấm áp, thường có ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nó có màu hồng nhạt, tùy vào giống đực hay cái mà có độ dài khác nhau, dao động từ độ 30 - 50mm. Và một con giun tóc cái có khả năng sinh nở 2 ngàn trứng mỗi ngày. 

Thường những người ở vùng quê, vệ sinh kém, là người rất dễ bị bệnh giun tóc và có thể phân tán ở điều kiện bên ngoài, khả năng lây nhiễm qua đường ăn cũng sẽ càng cao.

Giun xoắn

Giun xoắn là loại giun nhiễm qua đường ăn uống, ăn những loại thức ăn tái, sống và các thực phẩm chưa được xử lý kỹ. Và nó không lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác. Có triệu chứng biểu hiện lâm sàng như đau bụng, tiêu chảy, phù mí mắt,..

Việc phù mí thường rất dễ dẫn đến xuất huyết phần dưới võng mạc, giác mạc. Đau cơ khi hít thở sâu, ho, nuốt đau, đại tiện và cả khi vận động đều đau. Việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khó lường, có thể làm biến chứng về phần tim mạch và nguy hiểm đến thần kinh.

Giun xoắn là loại giun nhiễm qua đường ăn uống, ăn những loại thức ăn tái, sống và các thực phẩm chưa được xử lý kỹ

Lời kết

Nhiễm giun là điều mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy và không thể nào phòng tránh được. Vì thế bài viết về 5 loại giun thường có trong cơ thể này sẽ giúp bạn nhận biết được triệu chứng và loại giun mình đang mắc phải. Từ đó chủ động đi khám để có thể điều trị một cách chính xác nhất. 

Sử dụng thuốc tẩy giun thông thường chưa đủ để làm sạch các loại giun khác ngoài giun đường ruột. Phối hợp Albendazole 400mg và Ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất sẽ có hiệu quả loại trừ giun đường ruột thông thường (giun đũa, giun móc, giun tóc) và các loại giun khác: giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo.

Giờ đây, việc tẩy giun định kỳ đã đơn giản hơn bao giờ hết. Có thể tìm hiểu thêm tại: https://davipharm.info/vi/product/pizar-3

 
 Từ khóa: cơ thể, nguy cơ, tham khảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

KH 119

KH 119 TẬP HUẤN NĂM 2020

Lượt xem:2481 | lượt tải:0

KH 118

KH 118 CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN VÙNG CAO XÃ PHƯỚC GIA

Lượt xem:2526 | lượt tải:0

KH02

KH 02 LIÊN HOAN TCM

Lượt xem:2241 | lượt tải:0

111

KẾ HOẠCH 111 - CHIẾN DỊCH TNTN HÈ 2020

Lượt xem:2861 | lượt tải:0

KH105

KH 105 TỔ CHỨC SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ

Lượt xem:2616 | lượt tải:0
Tin tiêu điểm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây