Gần 15 năm gắn bó, cống hiến cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không hề ngắn đối với một người cán bộ Đoàn, hơn nữa lại là một nữ cán bộ Đoàn như chị Huỳnh Thị Mỹ Ly - Nguyên Phó Bí thư huyện đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội huyện Hiệp Đức.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, trong gia đình có truyền thống cách mạng, Thiếu tá Lê Văn Tuấn là một trong những quân nhân sớm ý thức được trách nhiệm với Tổ quốc và luôn phấn đấu vươn lên để xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Minh trong những năm gần đây trên địa bàn xã Quế Lưu luôn được cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực và đạt nhiều kết quả tốt với những việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa. Trong đó, phải kể đến bác Phạm Văn Năm (còn gọi Phạm Văn Vàng) – sinh năm 1957, nguyên là Chủ tịch Hội Người mù xã Quế Lưu, hiện đang sống cùng gia đình tại thôn Nhì Lưu, xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức.
Đến với Phước Gia một xã vùng cao của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam chúng ta không chỉ ấn tượng với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Cadong nơi đây mà còn bị thu hút bởi những con người chân chất, thật thà, chịu thương, chịu khó, một đời gắn bó thủy chung với cái nương, cái rẫy nhưng vẫn không ngừng nỗ lực học tập vươn lên khẳng định vai trò cá nhân tích cực trong cộng đồng và góp phần làm đẹp giàu cho quê hương. Trong đó, đọng lại ấn tượng sâu sắc, khó phai nhất với tôi là già làng Hồ Văn Dục.
Cô Tôn Nữ Tú Vân - hội viên phụ nữ tổ 4, khối phố An Đông, thị trấn Tân Bình là giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Hiệp Đức. Cô được nhiều người biết đến không phải chỉ là một cô giáo viên mẫu mực, gần gũi của đông đảo thế hệ học sinh, mà cô còn là một hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào Nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
“Gương mẫu, chuẩn mực, trách nhiệm, luôn hết lòng vì việc chung” là những lời khen tặng chân thành của người dân Thăng Phước quê tôi dành cho ông Trần Văn Đồng (tên thường gọi là ông Dân, sinh năm 1928, hiện ở tại thôn Phú Toản, xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức) - một trong những tấm gương điển hình về người cao tuổi chung tay phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Luôn tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng chia sẻ yêu thương với những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn và luôn tâm niệm “Yêu thương cho đi và hạnh phúc còn mãi”, chàng trai trẻ “Trần Oai Tiên” sinh năm 1996, ĐVTN Chi đoàn thôn An Phú, xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức đã kết nối các mạnh thường quân và các bạn trẻ cùng chung ý tưởng “Sẻ chia yêu thương cùng cộng đồng”.
Tôi mượn ý thơ của nhà thơ Phạm Thông để viết về anh - anh Đặng Ngọc Nga. Anh sinh năm 1955, hiện là cán bộ hưu trí sinh sống tại khối phố An Đông, Thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Về Bình Lâm, bàn chuyện công tác từ thiện, hẳn không ai không biết đến ông Lê Công Ôn. Người dân quê tôi hay gọi ông bằng cái tên thân thương là: ông Hội từ thiện.
Trên đường đi công tác, Trung úy Lương Văn Thạch cùng một số người dân đã hỗ trợ một sản phụ sinh con bên vệ đường.
Đường từ trường về đến nhà chỉ 13km, nếu chạy xe máy với tốc độ bình thường thì mất khoảng 20 phút đồng hồ. Vậy mà, có những ngày thầy đi từ sáng sớm, lúc về đến nhà cũng đã sắp khuya. Và người thầy giáo ấy chính là thầy Nguyễn Gia Đông -Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta luôn nói đến những điều không tốt mà quên đi rằng còn biết bao điều tốt đẹp, những nghĩa cử cao cả xung quanh mình, khiến chúng ta nể phục, biết ơn. Những việc làm giản dị nhưng chân thành của họ đã tỏa sáng và để lại ấn tượng sâu sắc để chúng ta tin tưởng rằng người tốt vẫn luôn hiện hữu và điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại quanh ta. Câu lạc bộ Tình nguyện Tuổi trẻ Hiệp Đức là một trong những câu chuyện như thế. Với phương châm hoạt động “cho đi là còn mãi”, những tấm lòng thiện nguyện của Câu lạc bộ (CLB) Tình nguyện Tuổi trẻ Hiệp Đức đang ngày đêm âm thầm tiếp thêm nguồn nhựa sống cho những câu chuyện, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà”, trong những năm qua, đặc biệt là sau khi được tiếp thu Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập thể Ban chấp hành Đoàn xã Thăng Phước luôn nêu cao vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, hăng hái đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng Nông thôn mới.
Khi những trận mưa dầm dề đã ngưng trút xuống những chân ruộng ngập nước trên cánh đồng đang chờ vào vụ mới, anh chị em Ban chấp hành Hội nông dân xã Bình Sơn cùng đại diện Chi hội nông dân thôn An Phú ghé đến thăm nhà ông Trần Văn Luận, một hộ nông dân thuộc diện cận nghèo của thôn, gần đây vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà đời sống càng trở nên khó khăn. Họ đến trao cho ông món quà của hội: giống lúa và phân, thứ mà ông đang rất cần trong lúc này, để được như bao hộ khác, tiếp tục gieo sạ cho vụ mùa đông xuân đang tới.
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”- đó là quan niệm sống, là chí hướng của anh Lê Tấn Năm, 35 tuổi, trú tại thôn Tam Tú, xã Quế Lưu, Hiệp Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Tuổi trẻ Hiệp Đức.
Ông Huỳnh Tấn Học sinh ra và lớn lên ở thôn Phú Nhơn, xã Quế Lưu, trong một gia đình nghèo về vật chất nhưng giàu truyền thống cách mạng. Tròn 78 tuổi đời với 55 tuổi đảng, ở cái tuổi thất thập cổ lai hy đúng ra đã được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già, ấy vậy mà với ông “còn một hơi thở là còn cống hiến cho quê hương, đất nước”. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn thầm lặng đóng góp sức mình xây dựng Đảng, chính quyền địa phương bằng những việc làm ý nghĩa dù là nhỏ nhất.
Trong những năm qua, vào mỗi chiều thứ 6 hằng tuần, người dân xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc của anh Đỗ Văn Mỹ đang chăm chỉ thu gom rác thải trên các tuyến đường nông thôn trong xã tập kết ra trục đường chính để xe của công ty Môi trường đô thị đưa đến nơi xử lý, góp phần gìn giữ môi trường thêm xanh sạch đẹp.
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tại các xã nông thôn mới. Nhiều đơn vị trên địa bàn huyện đã tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với Tết cổ truyền của dân tộc với chủ đề “Xuân đoàn kết – Tết yêu thương”.
Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống tại các địa phương trên địa bàn huyện Hiệp Đức mỗi dịp Tết đến, Xuân về, Mặt trận và các hội, đoàn thể xã, thị trấn trong đó có Đoàn thanh niên lại tề tựu trong hoạt động gói bánh chưng, bánh tết, làm mứt…để tặng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
“Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn”- Albert Schweitzer