Kỷ niệm 151 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2021)

Thứ năm - 22/04/2021 15:15
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của V.I. Lê-nin là vô cùng vĩ đại, những đóng góp của Người cho giai cấp công nhân và những người lao động bị áp bức trên toàn thế giới là đặc biệt to lớn, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Kỷ niệm 151 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2021)
Bằng hoạt động lý luận và thực tiễn xuất sắc, V.I. Lê-nin đã bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn lịch sử mới - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản; lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, đưa chủ nghĩa xã hội từ lý luận khoa học trở thành hiện thực sinh động, mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Via-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24/4/1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin, ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin, A-lếch-xan U-li-a-nốp tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng to lớn, hình thành nên tính cách và phẩm chất tốt đẹp của Lê-nin.  

 Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Xim-biếc, năm 1887, Lê-nin vào học khoa Luật ở trường Đại học Ca-dan. Tháng 12/1887, do tham gia phong trào đấu tranh Lê-nin bị bắt và bị đày về làng Cô-cư-sơ-ki-nô, cách Ca-dan 40 dặm Nga.  

Gần một năm sau, mùa thu năm 1888, Lê-nin mới được phép trở lại Ca-dan, nhưng không được tiếp tục theo học ở trường đại học. Lê-nin tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu nghiên cứu tác phẩm "Tư bản" của Các Mác.  

Năm 1891, Lê-nin tốt nghiệp khoa luật trường đại học Pê-téc-bua. Lê-nin đã tự học trong một năm rưỡi chương trình bốn năm, là người duy nhất đạt điểm cao trong toàn bộ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp hạng nhất. 

 Tại Xa-ma-ra, năm 1892, Lê-nin đã thành lập nhóm Mác-xít đầu tiên, nghiên cứu các tác phẩm của Mác-Ăng-ghen, nghiên cứu nền kinh tế nước Nga và tiến hành đấu tranh triệt để chống hệ tư tưởng của phái dân túy. Tháng 8/1893, Lê-nin rời Xa-ma-ra đến Pê-téc-bua - trung tâm chính trị của nước Nga và của phong trào công nhân Nga lúc bấy giờ.

Tại Pê-téc-bua, V.I.Lênin thành lập Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg, ở Mátxcơva, Kiev, laroslav và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. Đêm 9/12/1895, do bị tố giác, V.I.Lênin bị cảnh sát bắt, sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2/1897, V.I.Lênin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibia). Trong thời gian lưu đày V.I.Lênin đã viết xong hơn 30 tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (năm 1899).

Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I.Lênin kết thúc. Người lại tập hợp những người  mác – xít cách mạng thành lập Đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V.I.Lênin sống ở thủ đô và các thành phố lớn. V.I.Lênin phải ra nước ngoài (năm 1900), cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa.

 Tháng 4/1905, tại Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tháng 11/1905, V.I.Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 1/1907, V.I.Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố Đảng.

Tháng 6/1912, V.I.Lênin từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I.Lênin soạn thảo xong Đề cương Mác - xít về vấn đề dân tộc. Cuối tháng 7/1914, V.I.Lênin bị cảnh sát Áo bắt, nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thụy Sĩ. Trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ I, V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (năm 1916) và những tác phẩm khác, V.I.Lênin đã phát triển chính trị kinh tế học mác - xít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học mác - xít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thụy Sĩ (năm 1915), V.I.Lênin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau cách mạng tháng 2/1917, ở Nga tồn tại tình trạng 2 chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xô Viết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sổng chính trị nước Nga. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I.Lênin đề ra được Hội nghị ủy ban Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua.

Tối ngày 6/11/1917, V.I.Lênin đến cung điện Smolnuỉ trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7/11/1917, toàn thành phố Petersburg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các ủy viên nhân dân (Hội dồng Dân ủy).

Ngày 30/8/1918, V.I.Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khỏe hổi phục. V.I.Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (năm 1919). Tháng 3/1919, Đại hội lần VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I.Lênin được bầu làm Chủ tịch ủy ban soạn thảo Cương lĩnh. V.I.Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa giai cấp nông dân, là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga, người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V.I.Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm 1922, V.I.Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại Hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mácxcơva (ngày 20/11/1922), V.I.Lênin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 12/1922 đến tháng 3/1923, V.I.Lênin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà it mà tốt, Thư gửi Đại hội. Ngày 21/1/1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki (Mátxcơva).

Lê-nin mất đi, nhưng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người vẫn sống mãi trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Công lao vĩ đại của Lê-nin là ở chỗ Người đã phát triển Chủ nghĩa Mác trong những điều kiện của thời đại lịch sử diễn ra từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Lê-nin là chủ nghĩa Mác trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc và của các cuộc cách mạng vô sản, của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Công lao vĩ đại của Lê-nin là ở chỗ lần đầu tiên Người đã biến những nguyên lý của chủ nghĩa Mác thành hiện thực cách mạng rực rỡ với thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga. Như Xta-lin đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa Lê-nin là lý luận và sách lược về cách mạng vô sản nói chung, lý luận và sách lược về chuyên chính vô sản nói riêng". Như vậy, với đỉnh cao của trí tuệ loài người, cùng với học thuyết của Mác - Ăng-ghen, học thuyết của Lê-nin đã trở thành vũ khí vô địch của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức, trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng nhằm thủ tiêu mọi chế độ áp bức và bóc lột tàn bạo.

Kỷ niệm 151 năm Ngày sinh V.I.Lê-nin trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, là dịp để chúng ta nhìn nhận, khẳng định những cống hiến vĩ đại của V.I.Lê-nin cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng vì sự tiến bộ của nhân loại; chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục bổ sung và vận dụng sáng tạo những tư tưởng cơ bản của Lê-nin, của Chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù hợp với thành tựu của cách mạng thế giới, của khoa học và công nghệ hiện đại; đặc biệt là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Đó cũng chính là thực hiện lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta kỷ niệm đồng chí Lê-nin, thương nhớ đồng chí Lê-nin thì càng phải học tập và thực hành Chủ nghĩa Mác-Lênin”, “là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
vb2
thu vien anh 1
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện Website của Tuổi trẻ Huyện Hiệp Đức như thế nào?

Tin xem nhiều
Sự kiện
« tháng 12/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
25262728293001
02030405060708
09101112131415
16171819202122
23242526272829
30310102030405
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,648
  • Tháng hiện tại133,159
  • Tổng lượt truy cập12,483,142
Văn bản mới

KH 119

KH 119 TẬP HUẤN NĂM 2020

Lượt xem:2849 | lượt tải:0

KH 118

KH 118 CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN VÙNG CAO XÃ PHƯỚC GIA

Lượt xem:2892 | lượt tải:0

KH02

KH 02 LIÊN HOAN TCM

Lượt xem:2615 | lượt tải:0

111

KẾ HOẠCH 111 - CHIẾN DỊCH TNTN HÈ 2020

Lượt xem:3237 | lượt tải:0

KH105

KH 105 TỔ CHỨC SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ

Lượt xem:2981 | lượt tải:0
Tin tiêu điểm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây