Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam

Thứ sáu - 13/10/2017 16:00
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 12/2016/NQ-HĐND Quảng Nam, ngày 19 tháng 7 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
Về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm
và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Xét Tờ trình số 3187/TTr-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định Cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
 
Cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với các nội dung chủ yếu sau:
Điều 1. Mục tiêu
  1. Mục tiêu chung
Huy động nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  1. Mục tiêu cụ thể
a) Đào tạo lao động có tay nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề của tỉnh 55% vào năm 2020.
3. Dự kiến nhu cầu lao động đào tạo: Theo phụ lục 01 (đính kèm).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người học nghề trong độ tuổi lao động, có nhu cầu tham gia các khóa đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng để làm việc cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hợp tác xã, tổ hợp tác, các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo hoặc tự đào tạo lao động làm việc tại đơn vị (gọi chung là các doanh nghiệp).
3. Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; các trường cao đẳng, trung cấp có tham gia dạy nghề; các trung tâm dạy nghề, các cơ sở có tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh (gọi chung là cơ sở dạy nghề).
Điều 3. Phương thức hỗ trợ
Đào tạo theo đơn đặt hàng của chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Điều kiện hỗ trợ
1. Đối với người học
a) Trong độ tuổi lao động;
b) Có đơn đăng ký học nghề gửi tới cơ sở dạy nghề;
c) Đảm bảo thời gian học đầy đủ chương trình đào tạo; được công nhận hoàn thành khóa học theo quy định;
d) Chấp hành làm việc ổn định tối thiểu 06 tháng tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi hoàn thành khóa học.
2. Đối với cơ sở dạy nghề
a) Có trụ sở trên địa bàn tỉnh, đã được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp về cung ứng lao động qua đào tạo;
c) Tổ chức đào tạo theo đúng chương trình, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ các biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học; tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo đúng quy định;
d) Bàn giao lao động đủ điều kiện hoàn thành khóa học cho doanh nghiệp theo đúng hợp đồng đã ký kết.
3. Đối với doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, có ký kết hợp đồng đặt hàng sử dụng lao động qua đào tạo với với cơ sở dạy nghề;
b) Thực hiện tiếp nhận lao động sau đào tạo vào làm việc ổn định tối thiểu 06 tháng với số lượng theo đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo lao động để tiếp nhận làm việc phải được cơ quan chuyên môn kiểm tra và có văn bản kết luận về điều kiện tổ chức đào tạo.
Điều 5. Nội dung hỗ trợ
1. Người học nghề thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 46) được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại.
2. Người học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này, được ngân sách tỉnh hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học đối với người học là nam có hộ khẩu thường trú tại khu vực đô thị (gọi tắt là lao động nam ở đô thị).
b) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đào tạo 20.000 đồng/người/ngày thực học đối với người học là lao động nữ, lao động nông thôn, lao động nam ở đô thị;  30.000 đồng/người/ngày, kể cả ngày không học theo quy định đối với lao động là người dân tộc thiểu số phải ở lại nội trú hoặc thuê nhà.
c) Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian đào tạo 150.000 đồng/người/khóa học đối với người học là lao động nữ, lao động nông thôn, lao động nam ở đô thị có nơi cư trú ở xa địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên.
d) Hỗ trợ tiền mua đồ dùng cá nhân 200.000 đồng/người/khóa học, tiền thuê nhà 300.000 đồng/người/tháng đối với lao động là người dân tộc thiểu số phải thuê nhà ở lại trong thời gian học.
e) Hỗ trợ tiền thuê nhà 300.000 đồng/người/tháng trong hai năm đầu làm việc tại doanh nghiệp sau khi đào tạo đối với lao động là người dân tộc thiểu số.
Điều 6. Danh mục nghề
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố công khai danh mục nghề ưu tiên hỗ trợ đào tạo hằng năm phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. 
Điều 7. Kinh phí thực hiện
1. Tổng nguồn vốn do ngân sách tỉnh đầu tư: 154.122.000 đồng (Một trăm  năm mươi bốn tỷ, một trăm hai mươi hai triệu đồng), trong đó:
a) Thực hiện các chính sách do trung ương quy định tại Quyết định 46: 51.913.000.000 đồng (Năm mươi mốt tỷ, chín trăm mười ba triệu đồng).
b) Thực hiện các chính sách do tỉnh quy định: 102.209.000.000 đồng (Một trăm linh hai tỷ, hai trăm lẻ chín triệu đồng), trong đó: kinh phí truyền thông; khảo sát nhu cầu lao động của doanh nghiệp hằng năm; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án: 2.200.000.000 đồng (Hai tỷ hai trăm triệu đồng); Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí hằng năm theo tỷ lệ từng cấp: tỉnh 20%, huyện 20% và xã 60%.
2. Phân kỳ đầu tư: Theo phụ lục 02 (đính kèm).
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.
3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:                                                        
- UBTVQH;
- VP: QH, CTN, CP;
- Ban CTĐB-UBTVQH;                                                                                       
- Các Bộ: TC, LĐTB&XH;
- Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Ban TVTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
  • Các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh;
  • VP: TU, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
  • Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
  • TT HĐND, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh;
  • TTXVN tại Quảng Nam;
  • Báo QNam, Đài PT-TH tỉnh;
  • Trung tâm Tin học-Công báo tỉnh;
- Lưu VT, CTHĐ (Yến).
              CHỦ TỊCH
 
 
 
(đã ký)
 
 
        Nguyễn Ngọc Quang
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Tỉnh Quảng Nam

Nguồn tin: Tỉnh Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

KH 119

KH 119 TẬP HUẤN NĂM 2020

Lượt xem:2481 | lượt tải:0

KH 118

KH 118 CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN VÙNG CAO XÃ PHƯỚC GIA

Lượt xem:2527 | lượt tải:0

KH02

KH 02 LIÊN HOAN TCM

Lượt xem:2242 | lượt tải:0

111

KẾ HOẠCH 111 - CHIẾN DỊCH TNTN HÈ 2020

Lượt xem:2862 | lượt tải:0

KH105

KH 105 TỔ CHỨC SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ

Lượt xem:2616 | lượt tải:0
Tin tiêu điểm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây