THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC
- Thứ sáu - 30/10/2020 16:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiệp Đức là huyện miền núi, có tổng diện tích tự nhiên hơn 49 nghìn ha với 12 xã, thị trấn trong đó có 3 xã vùng cao: Phước Gia, Phước Trà và Sông Trà với diện tích gần 20 nghìn ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Dân số toàn huyện 45.660 khẩu/11.607 hộ, trong đó dân số 03 xã vùng cao chiếm 13,26% (6.054 khẩu/1.280 hộ), chủ yếu là dân tộc CaDong và MơNoong sống tập trung; số lượng người đồng bào dân tộc thiểu số là 837 hộ/3848 khẩu (chiếm 9,02% dân số toàn huyện). Nhìn chung, thời gian qua, Đảng uỷ, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm phát triển kinh tế - xã hội tại các xã vùng cao góp phần cải thiện đời sống cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số như: tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, phát huy các giá trị truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc, tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí... Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cơ bản ổn định và từng bước phát triển, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Tuy vậy, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Người dân còn nặng nề tâm lý trông chờ, ỷ lại; việc nắm bắt các phương thức canh tác, sản xuất còn hạn chế.
Đối với thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số, Huyện đoàn - Hội LHTN Việt Nam huyện trong thời gian dài đã có nhiều chương trình, giải pháp nhằm tập hợp, huy động thanh niên tham gia các phong trào Đoàn, Hội. Tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước..trong đó ưu tiên tập trung nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình; chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Anh Lê Dân - Bí thư Đoàn xã Sông Trà trăn trở: Hiện nay sản phẩm truyền thống của người đồng bào đanng dần bị mai mọt cần được khôi phục, vừa để giữ gìn truyền thống văn hóa, vừa phục vụ phát triển KT-XH, tạo công ăn việc làm cho bà con. Trên địa bàn xã Sông Trà có khu tích khu ủy khu V với nhiều di tích lịch sử. Các du khách thường xuyên tổ chức thăm quan về khu ủy. Từ thanh niên có thể khôi phục lại các nghề truyền thống của người bào nêu trên tại thôn Trà va xã Sông Trà để du khách có sự trải nghiệm và làm vật lưu niệm.
Còn với thanh niên xã Phước Gia, chị Hồ Thị Xin - Bí thư Đoàn xã cũng chia sẻ: Thanh niên nông thôn trong huyện nói chung, thanh niên là dân tộc thiểu số xã Phước Gia nói riêng được tham gia khá nhiều chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, giải quyết việc làm cũng như xuất khẩu lao động, vấn đề này tiếp tục được đặt ra cho thấy sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong huyện đối với sự phát triển của TN. Để chương trình này hiệu quả hơn, tôi mong huyện xem xét thêm vấn đề giải quyết việc làm tại chỗ, bên cạnh lao động ở ngoài huyện, đồng thời mở rộng đối tượng xuất khẩu lao động để TN có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, Hiện nay, vấn đề tảo hôn vẫn còn diễn ra khá nhiều, đặc biệt là ở 03 xã vùng cao. Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy rất nghiêm trọng cho xã hội. Vậy xin hỏi các cơ quan có thẩm quyền đã và sẽ có những giải pháp gì để góp phần đẩy lùi nạn tảo hôn.
Bên bếp lửa nhà sinh hoạt cộng đồng, Ban Thường vụ Huyện đoàn - Hội LHTN Việt Nam huyện đã chia sẻ về những khó khăn, hạn chế trong công tác Đoàn tại các xã vùng cao, mà nhất là công tác đoàn kết tập hợp thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện Đoàn - Huyện hội cũng nhấn mạnh giải pháp trong thời gian tới được quan tâm thực hiện sẽ là mô hình liên kết sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội giữa Xã vùng cao với xã đồng bằng và Đơn vị trực thuộc, sinh hoạt đa dạng dưới các hình thức văn nghệ, trò chơi..và giảm thiểu các buổi tuyên truyền thuần túy nhằm thu hút thanh niên. Những câu hỏi, trăn trở của các thủ lĩnh Đoàn, Hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng sẽ được Huyện đoàn, Huyện hội đề nghị lãnh đạo Huyện, các cơn quan ban ngành tham mưu, hỗ trợ Đoàn giải quyết.
Đối với thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số, Huyện đoàn - Hội LHTN Việt Nam huyện trong thời gian dài đã có nhiều chương trình, giải pháp nhằm tập hợp, huy động thanh niên tham gia các phong trào Đoàn, Hội. Tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước..trong đó ưu tiên tập trung nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình; chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Anh Lê Dân - Bí thư Đoàn xã Sông Trà trăn trở: Hiện nay sản phẩm truyền thống của người đồng bào đanng dần bị mai mọt cần được khôi phục, vừa để giữ gìn truyền thống văn hóa, vừa phục vụ phát triển KT-XH, tạo công ăn việc làm cho bà con. Trên địa bàn xã Sông Trà có khu tích khu ủy khu V với nhiều di tích lịch sử. Các du khách thường xuyên tổ chức thăm quan về khu ủy. Từ thanh niên có thể khôi phục lại các nghề truyền thống của người bào nêu trên tại thôn Trà va xã Sông Trà để du khách có sự trải nghiệm và làm vật lưu niệm.
Còn với thanh niên xã Phước Gia, chị Hồ Thị Xin - Bí thư Đoàn xã cũng chia sẻ: Thanh niên nông thôn trong huyện nói chung, thanh niên là dân tộc thiểu số xã Phước Gia nói riêng được tham gia khá nhiều chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, giải quyết việc làm cũng như xuất khẩu lao động, vấn đề này tiếp tục được đặt ra cho thấy sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong huyện đối với sự phát triển của TN. Để chương trình này hiệu quả hơn, tôi mong huyện xem xét thêm vấn đề giải quyết việc làm tại chỗ, bên cạnh lao động ở ngoài huyện, đồng thời mở rộng đối tượng xuất khẩu lao động để TN có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, Hiện nay, vấn đề tảo hôn vẫn còn diễn ra khá nhiều, đặc biệt là ở 03 xã vùng cao. Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy rất nghiêm trọng cho xã hội. Vậy xin hỏi các cơ quan có thẩm quyền đã và sẽ có những giải pháp gì để góp phần đẩy lùi nạn tảo hôn.
Bên bếp lửa nhà sinh hoạt cộng đồng, Ban Thường vụ Huyện đoàn - Hội LHTN Việt Nam huyện đã chia sẻ về những khó khăn, hạn chế trong công tác Đoàn tại các xã vùng cao, mà nhất là công tác đoàn kết tập hợp thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện Đoàn - Huyện hội cũng nhấn mạnh giải pháp trong thời gian tới được quan tâm thực hiện sẽ là mô hình liên kết sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội giữa Xã vùng cao với xã đồng bằng và Đơn vị trực thuộc, sinh hoạt đa dạng dưới các hình thức văn nghệ, trò chơi..và giảm thiểu các buổi tuyên truyền thuần túy nhằm thu hút thanh niên. Những câu hỏi, trăn trở của các thủ lĩnh Đoàn, Hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng sẽ được Huyện đoàn, Huyện hội đề nghị lãnh đạo Huyện, các cơn quan ban ngành tham mưu, hỗ trợ Đoàn giải quyết.