Thanh niên Nguyễn Văn Kỳ với mô hình nuôi ong lấy mật và chăn nuôi tổng hợp
- Thứ năm - 09/11/2017 09:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự từ năm 2010, với bản lĩnh được tôi luyện trong môi trường quân ngũ cùng tinh thần dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Văn Kỳ - Phó Bí thư chi đoàn thôn 3, xã Sông Trà (huyện Hiệp Đức) đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi ong lấy mật và chăn nuôi tổng hợp.
Từ nguồn vốn ít ỏi nhờ những khoản trợ cấp sau khi ra quân, anh Kỳ đầu tư trồng keo lá tràm và cao su tiểu điền trên mảnh đất của gia đình. Tuy nhiên, đây là những loại cây lâu năm, hơn nữa diện tích đất trồng quá nhỏ nên nguồn thu đem lại không đáng kể. Nhận thấy điều kiện tự nhiên tại địa phương rất thuận lợi cho việc nuôi ong lấy mật, anh Kỳ mày mò đi học cách nuôi ong từ những người quen ở Tây Nguyên. Cuối năm 2013, anh quyết tâm khởi nghiệp với nghề nuôi ong. Anh mang sổ đỏ đi vay vốn và mượn thêm từ bạn bè, đầu tư mua 40 đàn ong đặt nuôi trong khu đất vườn một héc ta. Thoạt nhìn công việc nuôi ong có vẻ đơn giản, nhưng thật sự lại khá phức tạp và cũng nhiều rủi ro. Nuôi ong, mong con ong mang tới cho mình cơm no áo ấm nên anh Kỳ cũng chẳng khác gì con ong chăm chỉ, cần mẫn làm việc. Anh Kỳ chia sẻ: “Tôi chọn nuôi ong vì vừa thu hồi vốn nhanh, vừa tận dụng được nguồn thức ăn cho ong từ rừng keo và cao su bạt ngàn tại địa phương. Nhưng thời tiết quê tôi thất thường nên lượng mật không nhiều. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định di chuyển đàn ong theo mùa đến nhiều vùng miền khác. Nhờ thế tôi trụ vững với nghề nuôi ong”.
Chỉ sau một năm gian nan với nghề, anh Kỳ đã trả hết nợ vay, nguồn lãi thu được anh lại tiếp tục mở rộng đàn ong. Hiện anh đã có 180 đàn ong, trung bình 10 ngày thu hoạch mật một lần và với giá thu mua hiện nay, mỗi tháng anh lãi ròng khoảng 40 triệu đồng. Anh Kỳ nói: “Nuôi ong khá dễ, nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu lại rất khó. Phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất, đặc tính của con ong, sống với nó như bạn thì mới nuôi được”.
Cùng với hoạt động kinh tế, anh Kỳ tích cực tham gia các phong trào hoạt động đoàn của địa phương. Hiện anh là Phó Bí thư chi đoàn thôn. Từ kinh nghiệm tích lũy được, anh đã giúp nhiều thanh niên trong thôn biết cách làm ăn, làm giàu ngay trên quê hương. Anh Kỳ cho hay, để trở thành chủ nhân Giải thưởng Lương Định Của năm 2015.
Với thành công về nghề nuôi Ong mang lai thu nhập ổn định , anh tiếp tục mạnh dạng đầu tử quy hoạch lại vườn sau nhà rộng khoảng 1 ha. Anh kỳ đầu tư rào quanh vườn bằng lưới B40 và xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi heo, gà thả vườn, dê,,. Tuy nhiên, khi anh và gia đình bắt tay vào làm kinh tế đã gặp phải rất nhiều khó khăn như về vốn, giống nuôi, kinh nghiệm và giá cả bấp bênh. Nhưng không vì thế mà kỳ và gia đình nản lòng, với bàn tay và sức vóc của người đoàn viên trẻ tuổi cùng sự hậu thuẫn từ phía gia đình, chẳng bao lâu sau mô hình trang trại đã đi vào ổn định, đem lại thu nhập khá cho gia đình. Đó là cả một sự nỗ lực, kiên trì không chùn bước trước những khó khăn trong cuộc sống.
Đến nay mô hình trang trại của gia đình anh lúc nào cũng có trên 5 con lợn nái, 30 con lợn thịt, 300 con gà thả vườn , 10 con dê…từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm gia đình anh Kỳ thu nhập trên 100 triệu đồng,. Anh kỳ chia sẽ : “Để chăn nuôi có hiệu quả, ngoài kiến thức sẵn có, thì phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt quy định về tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi và vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng”.
Bên cạnh tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, bản thân anh Kỳ còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, là đoàn viên thanh niên nhiệt tình trong mọi công việc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương. Bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế trang trại, anh Kỳ luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các bạn đoàn viên, thanh niên tại địa phương có nhu cầu để phát triển kinh tế gia đình. , bản thân anh đã phải phấn đấu, học hỏi, vươn lên trong khó khăn để làm giàu cho mình và xây dựng quê hương
Chỉ sau một năm gian nan với nghề, anh Kỳ đã trả hết nợ vay, nguồn lãi thu được anh lại tiếp tục mở rộng đàn ong. Hiện anh đã có 180 đàn ong, trung bình 10 ngày thu hoạch mật một lần và với giá thu mua hiện nay, mỗi tháng anh lãi ròng khoảng 40 triệu đồng. Anh Kỳ nói: “Nuôi ong khá dễ, nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu lại rất khó. Phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất, đặc tính của con ong, sống với nó như bạn thì mới nuôi được”.
Cùng với hoạt động kinh tế, anh Kỳ tích cực tham gia các phong trào hoạt động đoàn của địa phương. Hiện anh là Phó Bí thư chi đoàn thôn. Từ kinh nghiệm tích lũy được, anh đã giúp nhiều thanh niên trong thôn biết cách làm ăn, làm giàu ngay trên quê hương. Anh Kỳ cho hay, để trở thành chủ nhân Giải thưởng Lương Định Của năm 2015.
Với thành công về nghề nuôi Ong mang lai thu nhập ổn định , anh tiếp tục mạnh dạng đầu tử quy hoạch lại vườn sau nhà rộng khoảng 1 ha. Anh kỳ đầu tư rào quanh vườn bằng lưới B40 và xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi heo, gà thả vườn, dê,,. Tuy nhiên, khi anh và gia đình bắt tay vào làm kinh tế đã gặp phải rất nhiều khó khăn như về vốn, giống nuôi, kinh nghiệm và giá cả bấp bênh. Nhưng không vì thế mà kỳ và gia đình nản lòng, với bàn tay và sức vóc của người đoàn viên trẻ tuổi cùng sự hậu thuẫn từ phía gia đình, chẳng bao lâu sau mô hình trang trại đã đi vào ổn định, đem lại thu nhập khá cho gia đình. Đó là cả một sự nỗ lực, kiên trì không chùn bước trước những khó khăn trong cuộc sống.
Đến nay mô hình trang trại của gia đình anh lúc nào cũng có trên 5 con lợn nái, 30 con lợn thịt, 300 con gà thả vườn , 10 con dê…từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm gia đình anh Kỳ thu nhập trên 100 triệu đồng,. Anh kỳ chia sẽ : “Để chăn nuôi có hiệu quả, ngoài kiến thức sẵn có, thì phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt quy định về tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi và vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng”.
Bên cạnh tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, bản thân anh Kỳ còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, là đoàn viên thanh niên nhiệt tình trong mọi công việc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương. Bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế trang trại, anh Kỳ luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các bạn đoàn viên, thanh niên tại địa phương có nhu cầu để phát triển kinh tế gia đình. , bản thân anh đã phải phấn đấu, học hỏi, vươn lên trong khó khăn để làm giàu cho mình và xây dựng quê hương