Sử dụng mạng xã hội như thế nào cho đúng luật?
- Thứ sáu - 21/05/2021 15:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(ĐCSVN) - Việc sử dụng mạng xã hội (MXH) đem lại nhiều lợi ích như: Cập nhật tin tức; kết nối gia đình, bạn bè, cộng đồng; giải trí và một số lợi ích khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu người sử dụng mất kiểm soát cảm xúc thì rắc rối liên đới cũng không nhỏ. Do vậy, các chuyên gia pháp lý khuyên người sử dụng MXH phải biết cách kiềm chế cảm xúc và sử dụng “đúng luật”.
Trong số các trang MXH, thì facebook có độ tương tác cao và tốc độ lan tỏa thông tin khá nhanh. Do vậy người sử dụng có thể dùng nó như một công cụ để nắm bắt các thông tin, liên lạc, chia sẻ, thể hiện, bày tỏ về mọi vấn đề, lĩnh vực trong đời sống của cá nhân cũng như của người khác. Chính vì vậy, không ít người đã và đang lạm dụng facebook để bày tỏ những bức xúc của mình trong công việc, học tập và tự thân gây ra những phiền toái không nhỏ...
Về việc bình phẩm, nhận xét người khác trên facebook, Luật sư Lê Ngọc Hoàng - Trưởng Văn phòng Luật sư Long Tâm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội phân tích: Vấn đề này, chúng ta cần xác định và làm rõ trong các trường hợp sau:
- Trường hợp người sử dụng facebook bày tỏ những bức xúc, đánh giá của mình một cách chung chung, tức là không chỉ đích danh một cá nhân hay một tổ chức nào đó, mà chỉ đơn thuần là nêu lên suy nghĩ và tâm trạng của mình, thì đây là quyền về tự do ngôn luận của công dân, của người sử dụng facebook. Nếu việc thể hiện bức xúc, đánh giá chung chung những vấn đề trong cuộc sống bằng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa thì chúng ta cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá về mặt đạo đức và văn hóa của người đó là không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
- Trường hợp người sử dụng facebook thể hiện những bức xúc của mình và đánh giá người khác, bằng việc nêu đích danh, hình ảnh của cá nhân, tổ chức thì người sử dụng facebook có thể vi phạm vào hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác.
Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Theo luật sư Phạm Thanh Tùng (Văn phòng Luật sư Phạm Thanh, Đoàn luật sư TP. Hà Nội), trong trường hợp này, người sử dụng MXH có thể phạm vào tội "vu khống" hoặc tội "làm nhục người khác" quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, bổ sung sửa đổi 2009.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Luật sư Khương Tân Phương, Văn phòng Luật sư Hoàng Đan (Hà Nội) phân tích: Việc bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan điểm; tự do trao đổi các thông tin trên hệ thống báo chí, xuất bản, Internet, MXH là quyền tự do của mối công dân…, tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định pháp luật (đó cũng là việc sử dụng MXH đúng luật). Quy định pháp luật được cụ thể hóa trong Hiến pháp và bằng việc ban hành các bộ luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin.., các điều khoản liên quan đến việc sử dụng, phát ngôn trên các trang MXH được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 20, Hiến pháp 2013; Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015; điểm d, khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ; Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ; Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009...
Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nghiêm cấm việc lạm dụng những quyền này để xâm phạm lợi ích của Quốc gia, Nhà nước, tập thể và công dân.
Sử dụng MXH tuân thủ luật pháp là việc tránh mọi hành vi “nói xấu” người khác trên trang mạng xã hội mà những thông tin này là bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. Bởi pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Ở khía cạnh quyền tự do ngôn luận, Luật sư Lê Lưu Phú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích: Không có chế độ xã hội hiện đại nào ngày nay lại không bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, vì đây là một điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Đối với Đảng và Nhà nước ta thì quyền tự do ngôn luận không chỉ là quyền cần phải bảo đảm, mà hơn nữa nó còn được xem là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6, Điều 25 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Lời khuyên của các chuyên gia pháp lý dành cho những người sử dụng MXH là hãy sử dụng đúng luật. Bởi mỗi khi có hậu quả, hệ lụy xảy ra với những người sử dụng MXH, thì lỗi không phải ở các trang MXH, mà lỗi là ở chính người sử dụng. Do vậy, mọi người nên sử dụng MXH một cách đúng đắn và chuẩn mực, biết phân biệt và chọn lọc những thông tin được đưa ra là chính xác, phù hợp với mình, không vi phạm pháp luật thì sẽ phát huy được mặt tích cực của MXH, hạn chế được những tác động xấu từ MXH mang lại./.
Về việc bình phẩm, nhận xét người khác trên facebook, Luật sư Lê Ngọc Hoàng - Trưởng Văn phòng Luật sư Long Tâm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội phân tích: Vấn đề này, chúng ta cần xác định và làm rõ trong các trường hợp sau:
- Trường hợp người sử dụng facebook bày tỏ những bức xúc, đánh giá của mình một cách chung chung, tức là không chỉ đích danh một cá nhân hay một tổ chức nào đó, mà chỉ đơn thuần là nêu lên suy nghĩ và tâm trạng của mình, thì đây là quyền về tự do ngôn luận của công dân, của người sử dụng facebook. Nếu việc thể hiện bức xúc, đánh giá chung chung những vấn đề trong cuộc sống bằng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa thì chúng ta cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá về mặt đạo đức và văn hóa của người đó là không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
- Trường hợp người sử dụng facebook thể hiện những bức xúc của mình và đánh giá người khác, bằng việc nêu đích danh, hình ảnh của cá nhân, tổ chức thì người sử dụng facebook có thể vi phạm vào hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác.
Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Theo luật sư Phạm Thanh Tùng (Văn phòng Luật sư Phạm Thanh, Đoàn luật sư TP. Hà Nội), trong trường hợp này, người sử dụng MXH có thể phạm vào tội "vu khống" hoặc tội "làm nhục người khác" quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, bổ sung sửa đổi 2009.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Luật sư Khương Tân Phương, Văn phòng Luật sư Hoàng Đan (Hà Nội) phân tích: Việc bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan điểm; tự do trao đổi các thông tin trên hệ thống báo chí, xuất bản, Internet, MXH là quyền tự do của mối công dân…, tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định pháp luật (đó cũng là việc sử dụng MXH đúng luật). Quy định pháp luật được cụ thể hóa trong Hiến pháp và bằng việc ban hành các bộ luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin.., các điều khoản liên quan đến việc sử dụng, phát ngôn trên các trang MXH được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 20, Hiến pháp 2013; Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015; điểm d, khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ; Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ; Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009...
Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nghiêm cấm việc lạm dụng những quyền này để xâm phạm lợi ích của Quốc gia, Nhà nước, tập thể và công dân.
Sử dụng MXH tuân thủ luật pháp là việc tránh mọi hành vi “nói xấu” người khác trên trang mạng xã hội mà những thông tin này là bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. Bởi pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Ở khía cạnh quyền tự do ngôn luận, Luật sư Lê Lưu Phú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích: Không có chế độ xã hội hiện đại nào ngày nay lại không bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, vì đây là một điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Đối với Đảng và Nhà nước ta thì quyền tự do ngôn luận không chỉ là quyền cần phải bảo đảm, mà hơn nữa nó còn được xem là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6, Điều 25 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Lời khuyên của các chuyên gia pháp lý dành cho những người sử dụng MXH là hãy sử dụng đúng luật. Bởi mỗi khi có hậu quả, hệ lụy xảy ra với những người sử dụng MXH, thì lỗi không phải ở các trang MXH, mà lỗi là ở chính người sử dụng. Do vậy, mọi người nên sử dụng MXH một cách đúng đắn và chuẩn mực, biết phân biệt và chọn lọc những thông tin được đưa ra là chính xác, phù hợp với mình, không vi phạm pháp luật thì sẽ phát huy được mặt tích cực của MXH, hạn chế được những tác động xấu từ MXH mang lại./.