Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Thứ sáu - 11/11/2016 22:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
- Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.[2]
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau:
1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế.
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
* Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..
- Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013.
* Trong khuôn khổ ASEAN
- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
* Trong khuôn khổ APEC
- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.
* Trong khuôn khổ ASEM
- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
- Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…
2. Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do
Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.
Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.
3. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng
* Các cam kết trong khuôn khổ WTO:
Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);
* Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực
- Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm. Trong đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số).
- Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình qui định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 – 2006 – 2015 – 2018, AKFTA: 2007 – 2016 – 2018). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại (AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết. (AJCEP: 2008 – 2018 – 2024, VJEPA: 2009 – 2019 – 2015, AANZFTA: 2010 – 2018 – 2020, và AIFTA: 2010 – 2018 – 2021).
* Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – Chi Lê
- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê sang Việt Nam năm 2007) trong vòng 15 năm. Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộc danh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữ nguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần.
4. Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường
- Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010.
Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm.
Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010.
- Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau:
1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế.
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
* Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..
- Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013.
* Trong khuôn khổ ASEAN
- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
* Trong khuôn khổ APEC
- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.
* Trong khuôn khổ ASEM
- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
- Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…
2. Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do
Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.
Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.
3. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng
* Các cam kết trong khuôn khổ WTO:
Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);
* Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực
- Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm. Trong đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số).
- Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình qui định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 – 2006 – 2015 – 2018, AKFTA: 2007 – 2016 – 2018). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại (AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết. (AJCEP: 2008 – 2018 – 2024, VJEPA: 2009 – 2019 – 2015, AANZFTA: 2010 – 2018 – 2020, và AIFTA: 2010 – 2018 – 2021).
* Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – Chi Lê
- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê sang Việt Nam năm 2007) trong vòng 15 năm. Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộc danh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữ nguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần.
4. Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường
- Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010.
Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm.
Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010.
- Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á.