Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên
- Thứ sáu - 17/03/2023 15:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.
Theo đó, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi tắt là trường chuyên) bao gồm: quy định chung; lớp học, tổ chuyên môn, tổ văn phòng; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; tuyển sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tổ chức và hoạt động của trường chuyên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và quy định tại Quy chế này. Quy chế này áp dụng đối với trường chuyên, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường chuyên
Trường chuyên dành cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường chuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1- Tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
2- Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong giáo dục phổ thông;
3- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học;
4- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên;
5- Phát triển hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục;
6- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định của pháp luật để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên;
7- Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh;
8- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, giáo dục và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường;
9- Tổ chức theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh;
10- Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) hội thảo chuyên đề về tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường với sự tham gia của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác nhằm chia sẻ những giải pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
Chính sách đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục:
Trường chuyên được ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ định mức biên chế, đạt tiêu chuẩn quy định; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại theo quy định của pháp luật; Bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho các hoạt động giáo dục; Mời giáo viên, giảng viên, chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài thỉnh giảng, bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh theo quy định; Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thực hành và giảng viên của cơ sở giáo dục đại học thực hiện giảng dạy, bồi dưỡng học sinh.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình cấp có thẩm quyền quyết định các chế độ chi ngân sách đầu tư bổ sung cho trường chuyên thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật về cơ sở vật chất, chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp chuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này được đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước, nước ngoài.
Cơ sở giáo dục đại học có trường chuyên quyết định bổ sung chính sách đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Chính sách khuyến khích đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường chuyên được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường chuyên thuộc tỉnh), cơ sở giáo dục đại học (đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học) căn cứ theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định chính sách bổ sung chế độ ưu đãi, khen thưởng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường chuyên đạt kết quả xuất sắc theo nhiệm vụ được giao.
Học sinh trường chuyên đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế được xét cấp học bổng khuyến khích học tập và hưởng chế độ khen thưởng theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường chuyên thuộc tỉnh), cơ sở giáo dục đại học (đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học) quyết định chính sách bổ sung chế độ học bổng, khen thưởng đối với học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, rèn luyện, có thành tích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.
Việc xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào cơ sở giáo dục đại học trong nước, cử đi đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài của học sinh trường chuyên được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên). Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Đối với Hiệu trưởng trường chuyên, Thông tư nêu rõ:
Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, hiệu trưởng trường chuyên đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền sau: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định về lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, trong đó tiêu chí về sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt; Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này nhằm đạt được mục tiêu của trường chuyên; Chủ trì đề xuất hoặc tổ chức tuyển dụng giáo viên, nhân viên theo phân cấp quản lý; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc đưa ra khỏi trường chuyên đối với giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên, mời giáo viên thỉnh giảng, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên; Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) hội thảo chuyên đề theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
Về Giáo viên: Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trường chuyên đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền sau: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định về lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, trong đó tiêu chí về sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt; Chấp hành phân công của hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này nhằm đạt được mục tiêu của trường chuyên; Trong mỗi năm học, chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện ít nhất 01 (một) lần sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Quy chế này.
Về Học sinh: Ngoài các nhiệm vụ và quyền của học sinh theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh trường chuyên có nhiệm vụ và quyền sau: Tích cực tham gia các kỳ thi, hội thi, hoạt động văn hóa, xã hội và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của nhà trường; Trường hợp học sinh phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp theo quyết định của cơ quan quản lý trường chuyên; Được tạo điều kiện nội trú khi có nhu cầu; được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định đối với học sinh trường chuyên; Cựu học sinh trường chuyên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường.
Thông tư quy định về tuyển sinh vào lớp đầu cấp như sau:
Nguyên tắc tuyển sinh: Thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Bảo đảm lựa chọn được những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập ở cấp trung học cơ sở, đủ năng lực học tại trường chuyên; Bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa trường chuyên thuộc tỉnh và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Về Kế hoạch tuyển sinh: Trường chuyên thuộc tỉnh, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên; Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học, hằng năm, hiệu trưởng trường chuyên trình hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học quản lý trường chuyên phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên; Chậm nhất 60 (sáu mươi) ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, trường chuyên thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý trường chuyên và của trường chuyên. Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học có trường chuyên quy định việc đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và điều kiện dự tuyển.
Tổ chức thi tuyển: Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường chuyên thuộc tỉnh), cơ sở giáo dục đại học (đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học) quy định môn thi, hình thức thi và thời gian làm bài của mỗi môn thi theo từng môn chuyên; hệ số điểm bài thi (nếu có), điểm xét tuyển; Ban hành quyết định thành lập các hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; Phê duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào trường chuyên. Việc tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo được vận dụng theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành.
Kết quả tuyển sinh được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý trường chuyên và cổng thông tin điện tử của trường chuyên chậm nhất 03 (ba) ngày so với ngày công bố kết quả trúng tuyển. Trước ngày 30 tháng 8 hằng năm, trường chuyên gửi báo cáo kết quả tuyển sinh về cơ quan quản lý trường chuyên.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2023 và thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc tuyển sinh vào các lớp không chuyên của trường trung học phổ thông chuyên theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện đến hết năm học 2023-2024.
Các lớp không chuyên đã được tuyển sinh và tổ chức trong trường trung học phổ thông chuyên tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến khi học hết lớp 12.
Theo đó, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi tắt là trường chuyên) bao gồm: quy định chung; lớp học, tổ chuyên môn, tổ văn phòng; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; tuyển sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tổ chức và hoạt động của trường chuyên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và quy định tại Quy chế này. Quy chế này áp dụng đối với trường chuyên, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường chuyên
Trường chuyên dành cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường chuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1- Tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
2- Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong giáo dục phổ thông;
3- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học;
4- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên;
5- Phát triển hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục;
6- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định của pháp luật để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên;
7- Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh;
8- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, giáo dục và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường;
9- Tổ chức theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh;
10- Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) hội thảo chuyên đề về tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường với sự tham gia của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác nhằm chia sẻ những giải pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
Chính sách đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục:
Trường chuyên được ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ định mức biên chế, đạt tiêu chuẩn quy định; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại theo quy định của pháp luật; Bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho các hoạt động giáo dục; Mời giáo viên, giảng viên, chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài thỉnh giảng, bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh theo quy định; Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thực hành và giảng viên của cơ sở giáo dục đại học thực hiện giảng dạy, bồi dưỡng học sinh.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình cấp có thẩm quyền quyết định các chế độ chi ngân sách đầu tư bổ sung cho trường chuyên thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật về cơ sở vật chất, chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp chuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này được đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước, nước ngoài.
Cơ sở giáo dục đại học có trường chuyên quyết định bổ sung chính sách đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Chính sách khuyến khích đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường chuyên được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường chuyên thuộc tỉnh), cơ sở giáo dục đại học (đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học) căn cứ theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định chính sách bổ sung chế độ ưu đãi, khen thưởng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường chuyên đạt kết quả xuất sắc theo nhiệm vụ được giao.
Học sinh trường chuyên đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế được xét cấp học bổng khuyến khích học tập và hưởng chế độ khen thưởng theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường chuyên thuộc tỉnh), cơ sở giáo dục đại học (đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học) quyết định chính sách bổ sung chế độ học bổng, khen thưởng đối với học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, rèn luyện, có thành tích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.
Việc xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào cơ sở giáo dục đại học trong nước, cử đi đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài của học sinh trường chuyên được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên). Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Đối với Hiệu trưởng trường chuyên, Thông tư nêu rõ:
Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, hiệu trưởng trường chuyên đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền sau: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định về lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, trong đó tiêu chí về sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt; Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này nhằm đạt được mục tiêu của trường chuyên; Chủ trì đề xuất hoặc tổ chức tuyển dụng giáo viên, nhân viên theo phân cấp quản lý; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc đưa ra khỏi trường chuyên đối với giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên, mời giáo viên thỉnh giảng, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên; Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) hội thảo chuyên đề theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
Về Giáo viên: Ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trường chuyên đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền sau: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định về lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, trong đó tiêu chí về sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt; Chấp hành phân công của hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này nhằm đạt được mục tiêu của trường chuyên; Trong mỗi năm học, chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện ít nhất 01 (một) lần sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Quy chế này.
Về Học sinh: Ngoài các nhiệm vụ và quyền của học sinh theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh trường chuyên có nhiệm vụ và quyền sau: Tích cực tham gia các kỳ thi, hội thi, hoạt động văn hóa, xã hội và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của nhà trường; Trường hợp học sinh phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp theo quyết định của cơ quan quản lý trường chuyên; Được tạo điều kiện nội trú khi có nhu cầu; được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định đối với học sinh trường chuyên; Cựu học sinh trường chuyên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường.
Thông tư quy định về tuyển sinh vào lớp đầu cấp như sau:
Nguyên tắc tuyển sinh: Thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Bảo đảm lựa chọn được những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập ở cấp trung học cơ sở, đủ năng lực học tại trường chuyên; Bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa trường chuyên thuộc tỉnh và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Về Kế hoạch tuyển sinh: Trường chuyên thuộc tỉnh, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên; Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học, hằng năm, hiệu trưởng trường chuyên trình hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học quản lý trường chuyên phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên; Chậm nhất 60 (sáu mươi) ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, trường chuyên thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý trường chuyên và của trường chuyên. Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học có trường chuyên quy định việc đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và điều kiện dự tuyển.
Tổ chức thi tuyển: Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường chuyên thuộc tỉnh), cơ sở giáo dục đại học (đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học) quy định môn thi, hình thức thi và thời gian làm bài của mỗi môn thi theo từng môn chuyên; hệ số điểm bài thi (nếu có), điểm xét tuyển; Ban hành quyết định thành lập các hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; Phê duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào trường chuyên. Việc tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo được vận dụng theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành.
Kết quả tuyển sinh được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý trường chuyên và cổng thông tin điện tử của trường chuyên chậm nhất 03 (ba) ngày so với ngày công bố kết quả trúng tuyển. Trước ngày 30 tháng 8 hằng năm, trường chuyên gửi báo cáo kết quả tuyển sinh về cơ quan quản lý trường chuyên.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2023 và thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc tuyển sinh vào các lớp không chuyên của trường trung học phổ thông chuyên theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện đến hết năm học 2023-2024.
Các lớp không chuyên đã được tuyển sinh và tổ chức trong trường trung học phổ thông chuyên tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến khi học hết lớp 12.