Mức chi hỗ trợ cho người hiến máu tình nguyện
- Thứ ba - 25/07/2023 10:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 15/2023/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
Thông tư này quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
Thông tư nêu rõ, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định.
Theo Thông tư, máu toàn phần 30 ml có giá tối đa là 111.000 đồng; mức giá tối đa 894.000 đồng được áp dụng đối với máu toàn phần 450 ml. Chế phẩm hồng cầu được quy định giá tối đa 116.000 đồng cho khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần; 874.000 đồng cho khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần. Chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh 30 ml có giá tối đa 66.000 đồng; huyết tương tươi đông lạnh 250 ml có giá tối đa 363.000 đồng. Chế phẩm huyết tương đông lạnh 30 ml có giá tối đa 56.000 đồng; huyết tương đông lạnh 250 ml có giá tối đa 283.000 đồng. Chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần có giá tối đa 219.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần có giá tối đa 243.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần có giá tối đa 268.000 đồng. Chế phẩm khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) có giá tối đa 145.000 đồng; khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) có giá tối đa 578.000 đồng…
Ngoài ra, thông tư cũng quy định mức chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, mức chi bình quân tối đa hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện là 50.000 đồng/người hiến máu.
Nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện.
Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.
Bên cạnh đó, đối với người hiến máu lấy tiền, nếu hiến máu toàn phần, mức chi tiền trực tiếp như sau: Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng. Nếu hiến gạn tách các thành phần máu, mức chi tiền trực tiếp như sau: Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.
Đối với người tình nguyện không lấy tiền, mức chi cụ thể như sau:
Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị máu thể tích 250 ml tương ứng 100.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 350 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 450 ml tương ứng 180.000 đồng.
Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml tương ứng 200.000 đồng; Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml tương ứng 250.000 đồng.
Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện với mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.
Về chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:
Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng. Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định.
Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện; Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.
Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định được cấp có thẩm quyền áp dụng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.
Thông tư số 17/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Thông tư này quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
Thông tư nêu rõ, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định.
Theo Thông tư, máu toàn phần 30 ml có giá tối đa là 111.000 đồng; mức giá tối đa 894.000 đồng được áp dụng đối với máu toàn phần 450 ml. Chế phẩm hồng cầu được quy định giá tối đa 116.000 đồng cho khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần; 874.000 đồng cho khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần. Chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh 30 ml có giá tối đa 66.000 đồng; huyết tương tươi đông lạnh 250 ml có giá tối đa 363.000 đồng. Chế phẩm huyết tương đông lạnh 30 ml có giá tối đa 56.000 đồng; huyết tương đông lạnh 250 ml có giá tối đa 283.000 đồng. Chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần có giá tối đa 219.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần có giá tối đa 243.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần có giá tối đa 268.000 đồng. Chế phẩm khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) có giá tối đa 145.000 đồng; khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) có giá tối đa 578.000 đồng…
Ngoài ra, thông tư cũng quy định mức chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, mức chi bình quân tối đa hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện là 50.000 đồng/người hiến máu.
Nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện.
Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.
Bên cạnh đó, đối với người hiến máu lấy tiền, nếu hiến máu toàn phần, mức chi tiền trực tiếp như sau: Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng. Nếu hiến gạn tách các thành phần máu, mức chi tiền trực tiếp như sau: Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.
Đối với người tình nguyện không lấy tiền, mức chi cụ thể như sau:
Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị máu thể tích 250 ml tương ứng 100.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 350 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 450 ml tương ứng 180.000 đồng.
Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml tương ứng 200.000 đồng; Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml tương ứng 250.000 đồng.
Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện với mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.
Về chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:
Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng. Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định.
Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện; Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.
Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định được cấp có thẩm quyền áp dụng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.
Thông tư số 17/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.