Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định trong tháng 6/2023
- Thứ sáu - 07/07/2023 11:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp về văn bản quy phạm pháp luật, trong tháng 06 năm 2023, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định.
Trong tháng 06 năm 2023, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định sau:
Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2023.
Theo Thông cáo báo chí, việc ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP là cần thiết bởi:
Nghị định số 139/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sau 05 năm thực hiện, tuy đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật tối ưu của phương tiện trong quá trình vận tải, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng với sự phát triển của xã hội, cần thiết phải rà soát, cập nhật sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hiện nay, trên toàn quốc, hệ thống đăng kiểm xe cơ giới hiện có 281 đơn vị gồm: 20 đơn vị đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, 69 đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) và 192 đơn vị xã hội hóa do tư nhân làm chủ đầu tư nằm ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Do vậy, cần thiết điều chỉnh phân cấp, tách bạch công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm định xe cơ giới tại các địa phương do UBND các tỉnh, thành phố (Sở GTVT) quản lý nhằm tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát; Bộ GTVT (Cục Đăng kiểm Việt Nam) quản lý chung hoạt động kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.
Mặt khác, từ đầu năm đến nay, tại một số tỉnh, thành phố đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xảy ra tình trạng ùn tắc phương tiện tại các trung tâm đăng kiểm. Do vậy, cần rà soát điều chỉnh một số quy định để huy động được các nguồn lực sẵn có tham gia hoạt động đăng kiểm, từng bước giảm ùn tắc trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới. Bên cạnh đó, một số nội dung khác của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP cũng cần rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Do đó, việc ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP nhằm:
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng công tác kiểm định; thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để trong công tác quản lý theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đi kèm với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động kiểm định.
Mở rộng, huy động tối đa các nguồn lực sẵn có cho công tác kiểm định xe cơ giới; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị đăng kiểm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động tính chủ động, tự chủ của đơn vị.
Minh bạch hoạt động kiểm định, nhanh chóng khôi phục hoạt động của các đơn vị đăng kiểm, giảm ùn tắc, phục vụ nhu cầu của người dân doanh nghiệp.
Nội dung của Nghị định có nhiều tính mới như:
+ Quản lý chặt chẽ hơn việc cấp phép cho các đơn vị đăng kiểm, theo đó việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện trên địa bàn; phù hợp kết nối hệ thống giao thông; thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định và không gây cản trở, ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn (khoản 4, khoản 5 Điều 4);
+ Phân cấp rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc cấp phép, quản lý các đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên, trong đó Sở GTVT thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn; Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện công tác quản lý nghiệp vụ chuyên ngành và chịu trách nhiệm thực hiện cấp Chứng chỉ đăng kiểm viên trên phạm vi cả nước (Điều 8, Điều 9, Điều 14, Điều 27…);
+ Quy định rõ hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, theo đó các Sở GTVT chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tại địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra chuyên ngành trên phạm vi cả nước (Điều 27);
+ Quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị đăng kiểm; làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ… (Điều 7, Điều 24);
+ Tăng chế tài xử lý vi phạm của đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên để tăng tính răn đe (Điều 10, Điều 18…). Tăng trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm và ràng buộc trách nhiệm của tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm nếu để xảy ra sai phạm (khoản 7, khoản 8 Điều 27).
+ Sửa đổi quy định để các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, các đơn vị vận tải có thể tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sửa đổi Điều 4); các đơn vị đăng kiểm của Công an, Quân đội có thể tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định khi được sự cho phép của Bộ trường Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (bãi bỏ khoản 2 Điều 2);
+ Cho phép các lực lượng Công an, Quân đội được tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định xe cơ giới dân sự trong trường hợp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân (khoản 3 Điều 4)…
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
Theo Thông cáo, quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt được quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2018/NĐ-CP đã góp phần đưa các quy định về trồng trọt vào cuộc sống; tạo chuyển biến tích cực đối với việc nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước về trồng trọt.
Tuy nhiên, các Nghị định cũng bộc lộ một số những hạn chế, bất cập như sau: Thiếu chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm, một số hành vi mức phạt còn thấp, chưa đảm bảo tính răn đe dẫn đến tình trạng vi phạm xảy ra nhiều lần; Một số hành vi mặc dù đã có quy định chế tài xử phạt nhưng thiếu quy định về mặt nội dung nên khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm; Một số hành vi vi phạm có tính chất như nhau nhưng mức phạt khác nhau; bên cạnh đó, một số quy định về hành vi và mức phạt tại các Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2018/NĐ-CP không còn phù hợp với các văn bản hiện hành. Do đó, việc xây dựng và ban hành Nghị định số 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên là cần thiết.
Việc xây dựng và ban hành Nghị định này nhằm quy định chi tiết các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt để phù hợp với Luật Trồng trọt, Luật xử lý vi phạm hành chính và các luật có liên quan;
Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về Trồng trọt;
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lĩnh vực thủy lợi, để xác định những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, gây ra vướng mắc, bất cập làm cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế. Kết quả rà soát đã xác định những nội dung của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn.
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP gồm có 4 điều cụ thể:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trưởng)
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều 4. Điều khoản thi hành, trong quy định chuyển tiếp như sau:
+ Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, kiện toàn chủ thể khai thác công trình thủy lợi phù hợp với quy định của Luật Thủy lợi, hoàn thành chậm nhất 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2023.
Nghị định được xây dựng và ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị quyết số 69/2022/QH15; đồng thời, kết hợp xử lý vấn đề lương hưu đối với những người nghỉ hưu trước năm 1995 theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Thời điểm điều chỉnh từ ngày 01/7/2023
Mức điều chỉnh:
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/7/2023: (1) Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng; (2) Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995 sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên có mức hưởng dưới 3.000.000 đồng/ tháng thì được điều chỉnh thêm như sau: (1) Điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; (2) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.
Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí chi trả đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995.
Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo kinh phí chi trả đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/01/1995 trở đi.
Trong tháng 06 năm 2023, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định sau:
Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2023.
Theo Thông cáo báo chí, việc ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP là cần thiết bởi:
Nghị định số 139/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sau 05 năm thực hiện, tuy đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật tối ưu của phương tiện trong quá trình vận tải, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng với sự phát triển của xã hội, cần thiết phải rà soát, cập nhật sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hiện nay, trên toàn quốc, hệ thống đăng kiểm xe cơ giới hiện có 281 đơn vị gồm: 20 đơn vị đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, 69 đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) và 192 đơn vị xã hội hóa do tư nhân làm chủ đầu tư nằm ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Do vậy, cần thiết điều chỉnh phân cấp, tách bạch công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm định xe cơ giới tại các địa phương do UBND các tỉnh, thành phố (Sở GTVT) quản lý nhằm tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát; Bộ GTVT (Cục Đăng kiểm Việt Nam) quản lý chung hoạt động kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.
Mặt khác, từ đầu năm đến nay, tại một số tỉnh, thành phố đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xảy ra tình trạng ùn tắc phương tiện tại các trung tâm đăng kiểm. Do vậy, cần rà soát điều chỉnh một số quy định để huy động được các nguồn lực sẵn có tham gia hoạt động đăng kiểm, từng bước giảm ùn tắc trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới. Bên cạnh đó, một số nội dung khác của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP cũng cần rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Do đó, việc ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP nhằm:
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng công tác kiểm định; thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để trong công tác quản lý theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đi kèm với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động kiểm định.
Mở rộng, huy động tối đa các nguồn lực sẵn có cho công tác kiểm định xe cơ giới; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị đăng kiểm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động tính chủ động, tự chủ của đơn vị.
Minh bạch hoạt động kiểm định, nhanh chóng khôi phục hoạt động của các đơn vị đăng kiểm, giảm ùn tắc, phục vụ nhu cầu của người dân doanh nghiệp.
Nội dung của Nghị định có nhiều tính mới như:
+ Quản lý chặt chẽ hơn việc cấp phép cho các đơn vị đăng kiểm, theo đó việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện trên địa bàn; phù hợp kết nối hệ thống giao thông; thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định và không gây cản trở, ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn (khoản 4, khoản 5 Điều 4);
+ Phân cấp rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc cấp phép, quản lý các đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên, trong đó Sở GTVT thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn; Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện công tác quản lý nghiệp vụ chuyên ngành và chịu trách nhiệm thực hiện cấp Chứng chỉ đăng kiểm viên trên phạm vi cả nước (Điều 8, Điều 9, Điều 14, Điều 27…);
+ Quy định rõ hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, theo đó các Sở GTVT chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tại địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra chuyên ngành trên phạm vi cả nước (Điều 27);
+ Quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị đăng kiểm; làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ… (Điều 7, Điều 24);
+ Tăng chế tài xử lý vi phạm của đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên để tăng tính răn đe (Điều 10, Điều 18…). Tăng trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm và ràng buộc trách nhiệm của tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm nếu để xảy ra sai phạm (khoản 7, khoản 8 Điều 27).
+ Sửa đổi quy định để các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, các đơn vị vận tải có thể tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sửa đổi Điều 4); các đơn vị đăng kiểm của Công an, Quân đội có thể tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định khi được sự cho phép của Bộ trường Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (bãi bỏ khoản 2 Điều 2);
+ Cho phép các lực lượng Công an, Quân đội được tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định xe cơ giới dân sự trong trường hợp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân (khoản 3 Điều 4)…
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
Theo Thông cáo, quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt được quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2018/NĐ-CP đã góp phần đưa các quy định về trồng trọt vào cuộc sống; tạo chuyển biến tích cực đối với việc nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước về trồng trọt.
Tuy nhiên, các Nghị định cũng bộc lộ một số những hạn chế, bất cập như sau: Thiếu chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm, một số hành vi mức phạt còn thấp, chưa đảm bảo tính răn đe dẫn đến tình trạng vi phạm xảy ra nhiều lần; Một số hành vi mặc dù đã có quy định chế tài xử phạt nhưng thiếu quy định về mặt nội dung nên khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm; Một số hành vi vi phạm có tính chất như nhau nhưng mức phạt khác nhau; bên cạnh đó, một số quy định về hành vi và mức phạt tại các Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2018/NĐ-CP không còn phù hợp với các văn bản hiện hành. Do đó, việc xây dựng và ban hành Nghị định số 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên là cần thiết.
Việc xây dựng và ban hành Nghị định này nhằm quy định chi tiết các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt để phù hợp với Luật Trồng trọt, Luật xử lý vi phạm hành chính và các luật có liên quan;
Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về Trồng trọt;
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lĩnh vực thủy lợi, để xác định những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, gây ra vướng mắc, bất cập làm cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế. Kết quả rà soát đã xác định những nội dung của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn.
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP gồm có 4 điều cụ thể:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trưởng)
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều 4. Điều khoản thi hành, trong quy định chuyển tiếp như sau:
+ Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, kiện toàn chủ thể khai thác công trình thủy lợi phù hợp với quy định của Luật Thủy lợi, hoàn thành chậm nhất 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2023.
Nghị định được xây dựng và ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị quyết số 69/2022/QH15; đồng thời, kết hợp xử lý vấn đề lương hưu đối với những người nghỉ hưu trước năm 1995 theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Thời điểm điều chỉnh từ ngày 01/7/2023
Mức điều chỉnh:
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/7/2023: (1) Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng; (2) Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995 sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên có mức hưởng dưới 3.000.000 đồng/ tháng thì được điều chỉnh thêm như sau: (1) Điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; (2) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.
Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí chi trả đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995.
Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo kinh phí chi trả đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/01/1995 trở đi.